"Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua
Và những người thi đua là người yêu nước nhất"

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính Phủ 03 năm liên tiếp

10/03/2020
Cỡ chữ: Tương phản

Với truyền thống là đơn vị nhiều năm liền dẫn đầu phong trào thi đua, tập thể đoàn kết thống nhất; năm 2018, cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh nỗ lực thi đua thực hiện tốt chức năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ.


https://portal.vksndtc.gov.vn/ckfinder/userfiles/images/2019/08/20190117-182549.jpg
Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao
trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể lãnh đạo VKSND tỉnh Quảng Ninh

Năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2017, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Duy trì và phát huy thành tích đã đạt được trong những năm trước; tiếp tục chủ động đổi mới, sáng tạo, áp dụng nhiều biện pháp công tác; đặc biệt là đã thực hiện hiệu quả khâu đột phá “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, dân sự; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra”. Cụ thể như sau:

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 01/2017 và các Quy chế trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Chủ động mở rộng quản lý nguồn tố giác, tin báo tại các cơ quan chức năng và Công an, UBND cấp xã và nắm thông tin tội phạm qua đài báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Quy chế phối hợp, đồng thời chủ động sửa đổi, bổ sung và ký mới quy chế phối hợp ngay sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực.

Phối hợp với Cơ quan điều tra phân loại tất cả các trường hợp bắt trước khi ra lệnh tạm giữ; kiểm tra thân thể 100% các trường hợp trước khi đưa vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Cuối ngày các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện báo cáo công tác bắt, giữ trong ngày về Phòng 8 để quản lý và tổng hợp báo cáo Phó Viện trưởng phụ trách và Viện trưởng. Đảm bảo 100% các trường hợp bắt đúng pháp luật, tỷ lệ bắt giữ hình sự xử lý hành chính dưới 1%. Tăng cường kiểm sát trực tiếp theo định kỳ và kiểm sát trực tiếp đột xuất; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong các cuộc kiểm sát trực tiếp để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra; tăng cường các biện pháp chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và kiểm sát chặt chẽ các vụ án, bị can đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các biện pháp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra.  Kiểm sát viên chủ động thực hiện, tham gia một số hoạt động điều tra; bám sát tiến độ điều tra, kịp thời ban hành yêu cầu điều tra; kiên quyết yêu cầu khởi tố các trường hợp có đủ dấu hiệu tội phạm và không phê chuẩn các trường hợp chưa đủ căn cứ; tăng cường phối hợp với Điều tra viên trong suốt quá trình điều tra vụ án... Bảo đảm kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc thu thập chứng cứ và ban hành các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đúng pháp luật. Việc khởi tố, truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ đều đảm bảo đúng pháp luật, không có bị can đình chỉ do không phạm tội; không có vụ án, bị can Viện kiểm sát nhân dân truy tố Tòa án tuyên không phạm tội.

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự như: Nâng cao chất lượng thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ; lãnh đạo duyệt 100% dự thảo luận tội và duyệt đề cương xét hỏi, dự kiến tranh luận trong các vụ án nghiêm trọng, phức tạp; tổ chức và phối hợp với Tòa án tổ chức tham dự phiên rút kinh nghiệm; tăng cường tổ chức truyền hình trực tuyến 2 cấp, đặc biệt là kết nối với Trường đại học Kiểm sát Hà Nội để giáo viên và sinh viên Nhà trường cùng tham gia rút kinh nghiệm. Nâng cao chất lượng kiểm sát bản án của Kiểm sát viên, phân công lãnh đạo kiểm tra lại, phát hiện kịp thời vi phạm để kiến nghị, kháng nghị.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật” là khâu đột phá năm 2018. Đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-VKS ngày 09/01/2018, Hướng dẫn số 01/HD-P9 ngày 19/01/2018 đề ra nhiều biện pháp và chỉ tiêu cụ thể. Tổ chức tham dự 58 phiên tòa rút kinh nghiệm, có 15 phiên tòa phối hợp với Tòa án tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm chung và 02 phiên tòa trực tuyến dân sự (án dân sự vượt chỉ tiêu 72,7%, án hành chính vượt 66,7%, tăng 18,75% so với năm 2017). Cấp phúc thẩm xét xử chấp nhận kháng nghị đạt 97% (vượt chỉ tiêu 27%; dân sự tăng 5%, hành chính tăng 25% so với năm 2017); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm 4 vụ. Ban hành 78 kiến nghị (Án dân sự vượt chỉ tiêu 81,3%, tăng 1,75% so với năm 2017, án hành chính, KDTM vượt chỉ tiêu 28,6%, tăng 5,26% so với năm 2017). 

Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành

Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ký Quy chế phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ; đặc biệt là phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu kiện hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng... Theo đó, UBND chủ động gửi hồ sơ để Viện kiểm sát nhân dân nghiên cứu, tư vấn cho UBND các cấp hòa giải, tăng cường đối thoại để tránh khiếu kiện. Các vụ đã khiếu kiện hành chính, Viện kiểm sát chủ động thông báo những vấn đề quyết định hành chính còn thiếu sót cho UBND để khắc phục, hạn chế việc phải đưa ra xét xử; ban hành Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo toàn ngành về “công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính năm 2018 và những năm tiếp theo” nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác này.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cùng Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp), Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Thanh tra trực tiếp tham dự Hội nghị triển khai công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện để kịp thời chỉ đạo việc triển khai công tác, đảm bảo triển khai đầy đủ Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Đổi mới công tác giao ban, tăng cường giao ban trực tuyến để triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị. Duy trì nghiêm túc việc tổ chức các cuộc họp Ủy ban kiểm sát bàn về những nội dung quan trọng của đơn vị theo quy định. Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ; công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện vi phạm để chấn chỉnh, khắc phục và Thông báo rút kinh nghiệm.

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện luân chuyển điều động gắn với đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công tác. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống Quy chế hoạt động, Quy chế phối hợp trong tất cả các lĩnh vực công tác. Xây dựng và thực hiện nhiều chuyên đề nghiệp vụ để nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Viện.

Đổi mới công tác tổ chức cán bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, vụ việc dân sự

 - Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 86/2018, chuyên đề chỉ đạo toàn ngành về “công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính năm 2018 và những năm tiếp theo” nhằm tạo sự chuyển biến thực sự về chất. Trong đó, đề ra các giải pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự, hành chính như: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện trực tiếp chỉ đạo khâu công tác này...; đồng thời quy định tạm thời một số chế độ thu hút đãi ngộ, ưu tiên trong việc quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, thi đua, khen thưởng đối với cán bộ làm công tác này.

- Tiến hành rà soát cán bộ để điều động ngay một số cán bộ có năng lực cho khâu công tác kiểm sát giải quyết án hành chính, dân sự, qua đó, tạo động lực đồng thời đẩy mạnh đào tạo tại chỗ. Đã thực hiện bổ nhiệm, đề bạt mới 28 cán bộ giữ chức danh từ Kiểm sát viên trở lên, trong đó từ nguồn cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm sát án dân sự, hành chính là 20 người (có 6 lãnh đạo cấp huyện, phòng), chiếm tỷ lệ 72% trên tổng số cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm). Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã mở 02 lớp bồi dưỡng và 04 hội nghị tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu.

Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với công tác nghiệp vụ

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng năm 2018. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua và hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện. Tổ chức Lễ đăng ký giao ước thi đua giữa các phòng với các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, giữa các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong khối thi đua cụm Viện kiểm sát nhân dân thuộc tỉnh Quảng Ninh; giữa Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp với ngành trong khối nội chính cùng cấp; các cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua và các sáng kiến, giải pháp.

Đơn vị đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các phong trào thi đua đều có mục tiêu cụ thể, thiết thực; gắn phong trào thi đua của Ngành với phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Các phong trào thi đua “Thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”; xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”; “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và các phong trào thi đua do Công đoàn, UBND tỉnh phát động.

Ngoài phong trào thi đua dài hạn, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh còn phát động 04 đợt thi đua ngắn hạn, thi đua nước rút như: Thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân, giải quyết án tồn và thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán; thi đua lập thành tích chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày sinh nhật Bác 19/5, hướng tới kỷ niệm 58 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát 26/7, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác 6 tháng đầu năm 2017; Thi đua chào mừng Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, 82 năm truyền thống công nhân vùng mỏ; thi đua nước rút phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu công tác năm 2018.

Đặc biệt trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Đảng, Nhà nước và Ngành phát động, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan tư pháp giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới. Tích cực thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ở các thôn bản thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo nhằm góp phần xây dựng tiêu chí bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Có những đóng góp thiết thực, thực hiện các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bài học kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Một là, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng ngành. Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của cấp ủy địa phương và đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị để triển khai; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sâu sát trong quá trình thực hiện; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và cấp ủy địa phương, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Hai là, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá, xác định khâu yếu để tập trung chỉ đạo; hướng dẫn cho cán bộ, công chức đăng ký, phát huy sáng kiến, cải tiến các giải pháp công tác ngay từ đầu năm.

Ba là, các phong trào thi đua phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, của địa phương và đơn vị; phải có mục tiêu và bám sát vào hệ thống  chỉ tiêu cụ thể của Ngành và đơn vị đặt ra với nội dung thiết thực. Bên cạnh những phong trào thi đua lớn, cần chủ động tổ chức thi đua theo đợt, theo khối (Khối nội chính, Khối Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) để tạo thi đua rộng khắp, toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu trong từng đơn vị.

Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh và Hội luật gia, vận động và phát huy tính tự giác của mọi cán bộ từ Lãnh đạo, Kiểm sát viên, chuyên viên, người lao động, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các phong trào thi đua ngay từ cơ sở.

Năm là, thường xuyên tổ chức kiểm tra, sơ, tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng, phát hiện nhân tố mới, cách làm hay để nhân rộng điển hình tiên tiến. Thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét thi đua, khen thưởng kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị.

Thành Luân

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính Phủ 03 năm liên tiếp

10/03/2020
Cỡ chữ:   Tương phản

Với truyền thống là đơn vị nhiều năm liền dẫn đầu phong trào thi đua, tập thể đoàn kết thống nhất; năm 2018, cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh nỗ lực thi đua thực hiện tốt chức năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ.


https://portal.vksndtc.gov.vn/ckfinder/userfiles/images/2019/08/20190117-182549.jpg
Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao
trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể lãnh đạo VKSND tỉnh Quảng Ninh

Năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2017, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Duy trì và phát huy thành tích đã đạt được trong những năm trước; tiếp tục chủ động đổi mới, sáng tạo, áp dụng nhiều biện pháp công tác; đặc biệt là đã thực hiện hiệu quả khâu đột phá “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, dân sự; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra”. Cụ thể như sau:

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 01/2017 và các Quy chế trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Chủ động mở rộng quản lý nguồn tố giác, tin báo tại các cơ quan chức năng và Công an, UBND cấp xã và nắm thông tin tội phạm qua đài báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Quy chế phối hợp, đồng thời chủ động sửa đổi, bổ sung và ký mới quy chế phối hợp ngay sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực.

Phối hợp với Cơ quan điều tra phân loại tất cả các trường hợp bắt trước khi ra lệnh tạm giữ; kiểm tra thân thể 100% các trường hợp trước khi đưa vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Cuối ngày các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện báo cáo công tác bắt, giữ trong ngày về Phòng 8 để quản lý và tổng hợp báo cáo Phó Viện trưởng phụ trách và Viện trưởng. Đảm bảo 100% các trường hợp bắt đúng pháp luật, tỷ lệ bắt giữ hình sự xử lý hành chính dưới 1%. Tăng cường kiểm sát trực tiếp theo định kỳ và kiểm sát trực tiếp đột xuất; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong các cuộc kiểm sát trực tiếp để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra; tăng cường các biện pháp chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và kiểm sát chặt chẽ các vụ án, bị can đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các biện pháp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra.  Kiểm sát viên chủ động thực hiện, tham gia một số hoạt động điều tra; bám sát tiến độ điều tra, kịp thời ban hành yêu cầu điều tra; kiên quyết yêu cầu khởi tố các trường hợp có đủ dấu hiệu tội phạm và không phê chuẩn các trường hợp chưa đủ căn cứ; tăng cường phối hợp với Điều tra viên trong suốt quá trình điều tra vụ án... Bảo đảm kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc thu thập chứng cứ và ban hành các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đúng pháp luật. Việc khởi tố, truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ đều đảm bảo đúng pháp luật, không có bị can đình chỉ do không phạm tội; không có vụ án, bị can Viện kiểm sát nhân dân truy tố Tòa án tuyên không phạm tội.

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự như: Nâng cao chất lượng thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ; lãnh đạo duyệt 100% dự thảo luận tội và duyệt đề cương xét hỏi, dự kiến tranh luận trong các vụ án nghiêm trọng, phức tạp; tổ chức và phối hợp với Tòa án tổ chức tham dự phiên rút kinh nghiệm; tăng cường tổ chức truyền hình trực tuyến 2 cấp, đặc biệt là kết nối với Trường đại học Kiểm sát Hà Nội để giáo viên và sinh viên Nhà trường cùng tham gia rút kinh nghiệm. Nâng cao chất lượng kiểm sát bản án của Kiểm sát viên, phân công lãnh đạo kiểm tra lại, phát hiện kịp thời vi phạm để kiến nghị, kháng nghị.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật” là khâu đột phá năm 2018. Đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-VKS ngày 09/01/2018, Hướng dẫn số 01/HD-P9 ngày 19/01/2018 đề ra nhiều biện pháp và chỉ tiêu cụ thể. Tổ chức tham dự 58 phiên tòa rút kinh nghiệm, có 15 phiên tòa phối hợp với Tòa án tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm chung và 02 phiên tòa trực tuyến dân sự (án dân sự vượt chỉ tiêu 72,7%, án hành chính vượt 66,7%, tăng 18,75% so với năm 2017). Cấp phúc thẩm xét xử chấp nhận kháng nghị đạt 97% (vượt chỉ tiêu 27%; dân sự tăng 5%, hành chính tăng 25% so với năm 2017); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm 4 vụ. Ban hành 78 kiến nghị (Án dân sự vượt chỉ tiêu 81,3%, tăng 1,75% so với năm 2017, án hành chính, KDTM vượt chỉ tiêu 28,6%, tăng 5,26% so với năm 2017). 

Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành

Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ký Quy chế phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ; đặc biệt là phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu kiện hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng... Theo đó, UBND chủ động gửi hồ sơ để Viện kiểm sát nhân dân nghiên cứu, tư vấn cho UBND các cấp hòa giải, tăng cường đối thoại để tránh khiếu kiện. Các vụ đã khiếu kiện hành chính, Viện kiểm sát chủ động thông báo những vấn đề quyết định hành chính còn thiếu sót cho UBND để khắc phục, hạn chế việc phải đưa ra xét xử; ban hành Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo toàn ngành về “công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính năm 2018 và những năm tiếp theo” nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác này.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cùng Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp), Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Thanh tra trực tiếp tham dự Hội nghị triển khai công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện để kịp thời chỉ đạo việc triển khai công tác, đảm bảo triển khai đầy đủ Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Đổi mới công tác giao ban, tăng cường giao ban trực tuyến để triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị. Duy trì nghiêm túc việc tổ chức các cuộc họp Ủy ban kiểm sát bàn về những nội dung quan trọng của đơn vị theo quy định. Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ; công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện vi phạm để chấn chỉnh, khắc phục và Thông báo rút kinh nghiệm.

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện luân chuyển điều động gắn với đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công tác. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống Quy chế hoạt động, Quy chế phối hợp trong tất cả các lĩnh vực công tác. Xây dựng và thực hiện nhiều chuyên đề nghiệp vụ để nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Viện.

Đổi mới công tác tổ chức cán bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, vụ việc dân sự

 - Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 86/2018, chuyên đề chỉ đạo toàn ngành về “công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính năm 2018 và những năm tiếp theo” nhằm tạo sự chuyển biến thực sự về chất. Trong đó, đề ra các giải pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự, hành chính như: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện trực tiếp chỉ đạo khâu công tác này...; đồng thời quy định tạm thời một số chế độ thu hút đãi ngộ, ưu tiên trong việc quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, thi đua, khen thưởng đối với cán bộ làm công tác này.

- Tiến hành rà soát cán bộ để điều động ngay một số cán bộ có năng lực cho khâu công tác kiểm sát giải quyết án hành chính, dân sự, qua đó, tạo động lực đồng thời đẩy mạnh đào tạo tại chỗ. Đã thực hiện bổ nhiệm, đề bạt mới 28 cán bộ giữ chức danh từ Kiểm sát viên trở lên, trong đó từ nguồn cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm sát án dân sự, hành chính là 20 người (có 6 lãnh đạo cấp huyện, phòng), chiếm tỷ lệ 72% trên tổng số cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm). Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã mở 02 lớp bồi dưỡng và 04 hội nghị tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu.

Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với công tác nghiệp vụ

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng năm 2018. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua và hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện. Tổ chức Lễ đăng ký giao ước thi đua giữa các phòng với các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, giữa các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong khối thi đua cụm Viện kiểm sát nhân dân thuộc tỉnh Quảng Ninh; giữa Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp với ngành trong khối nội chính cùng cấp; các cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua và các sáng kiến, giải pháp.

Đơn vị đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các phong trào thi đua đều có mục tiêu cụ thể, thiết thực; gắn phong trào thi đua của Ngành với phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Các phong trào thi đua “Thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”; xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”; “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và các phong trào thi đua do Công đoàn, UBND tỉnh phát động.

Ngoài phong trào thi đua dài hạn, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh còn phát động 04 đợt thi đua ngắn hạn, thi đua nước rút như: Thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân, giải quyết án tồn và thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán; thi đua lập thành tích chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày sinh nhật Bác 19/5, hướng tới kỷ niệm 58 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát 26/7, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác 6 tháng đầu năm 2017; Thi đua chào mừng Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, 82 năm truyền thống công nhân vùng mỏ; thi đua nước rút phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu công tác năm 2018.

Đặc biệt trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Đảng, Nhà nước và Ngành phát động, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan tư pháp giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới. Tích cực thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ở các thôn bản thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo nhằm góp phần xây dựng tiêu chí bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Có những đóng góp thiết thực, thực hiện các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bài học kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Một là, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng ngành. Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của cấp ủy địa phương và đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị để triển khai; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sâu sát trong quá trình thực hiện; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và cấp ủy địa phương, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Hai là, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá, xác định khâu yếu để tập trung chỉ đạo; hướng dẫn cho cán bộ, công chức đăng ký, phát huy sáng kiến, cải tiến các giải pháp công tác ngay từ đầu năm.

Ba là, các phong trào thi đua phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, của địa phương và đơn vị; phải có mục tiêu và bám sát vào hệ thống  chỉ tiêu cụ thể của Ngành và đơn vị đặt ra với nội dung thiết thực. Bên cạnh những phong trào thi đua lớn, cần chủ động tổ chức thi đua theo đợt, theo khối (Khối nội chính, Khối Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) để tạo thi đua rộng khắp, toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu trong từng đơn vị.

Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh và Hội luật gia, vận động và phát huy tính tự giác của mọi cán bộ từ Lãnh đạo, Kiểm sát viên, chuyên viên, người lao động, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các phong trào thi đua ngay từ cơ sở.

Năm là, thường xuyên tổ chức kiểm tra, sơ, tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng, phát hiện nhân tố mới, cách làm hay để nhân rộng điển hình tiên tiến. Thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét thi đua, khen thưởng kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị.

Thành Luân
Tìm kiếm