CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Sắp xếp :

NHỮNG ĐIỂM MỚI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 22/06/2011

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự” Tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS hiện hành theo hướng tiếp tục khẳng định “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự” là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, theo đó “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”. Tuy nhiên, nội dung điều luật này đã có sửa đổi căn bản so với Điều 21 BLTTDS hiện hành; cụ thể là:

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 22/06/2011

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về trả lại đơn khởi kiện, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện theo hướng bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện được quyền kiểm sát đối với việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS hiện hành thì khi đương sự nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự cho Tòa án, nếu thấy có một trong các căn cứ nêu tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS, Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho đương sự và không thụ lý vụ án. Khi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Điều 170 BLTTDS hiện hành cũng quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, quyết định giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án là quyết định cuối cùng...

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 22/06/2011

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung hai lần vào các năm 1998, 2006) quy định Viện kiểm sát có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (Điều 10) và là cơ quan tiến hành tố tụng; Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng. Khi thực hiện chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: khởi tố vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 18); triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (các Điều 24, 25, 33); tham gia phiên tòa xét xử vụ án hành chính (các điều 18, 43, 63); thực hiện các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật...

Những điểm mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát 22/06/2011

Vừa qua Viện kiểm sát nhân dân tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật TTDS, và Luật TTHC. Trang tin điện tử VKSNDTC trích đăng nội dung bài phát biểu kết luận của đồng chí Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện kiểm sát các cấp quán triệt và thực hiện. - Về phạm vi tham gia của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ việc dân sự So với BLTTDS hiện hành, phạm vi tham gia của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ việc dân sự theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (sau đây viết tắt là BLTTDS (sửa đổi)) đã được làm rõ hơn và rộng hơn. Cụ thể là:

Chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các tin trên báo chí liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân 21/06/2011

Báo Công lý số 47, ngày 10/6/2011, có bài “Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt dự án” của tác giả Quốc Huy, nội dung: Tháng 8/2001, Công ty BIECO có trụ sở tại số 200, phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội đ­ược UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho xây dựng dự án Trung tâm Th­ương mại và Du lịch Quảng Thái tại Tp. Móng Cái. Sau khi khởi công đ­ược 1 tháng, ông Nguyễn Thế Đ­ược, Giám đốc Công ty BIECO bị bắt về tội lừa đảo đ­ưa ng­ười đi xuất khẩu nên đã ủy quyền cho ông Nguyễn Thanh Ngọc, đại diện cho các cổ đông thành lập Công ty cổ phần Quảng Thái để thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau đó ông Ngọc đã làm giả các giấy tờ mang tên Công ty BIECO xin chuyển chủ đầu tư­ từ Công ty BIECO về Công ty cổ phần Quảng Thái và đ­ược UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận vào tháng 10 năm 2001. Năm 2006 Công ty BIECO làm đơn tố cáo ông Ngọc về hành vi này, nh­ưng hơn 4 năm sau đến ngày 30/7/2010, Công an tỉnh Quảng Ninh mới khởi tố vụ án và 4 tháng sau lại có Quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Tác giả và luật sư cho rằng hành vi của ông Nguyễn Thanh Ngọc không chỉ cấu thành tội “Làm giả tài liệu của Cơ quan, tổ chức” mà còn cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nên VKSND tối cao và VKSND tỉnh Quảng Ninh cần xem xét lại việc đình chỉ điều tra vụ án này của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân 10/06/2011

Báo Thanh niên số 156số 151, ngày 05/6/2011, có bài “10 lần mở phiên tòa ch­ưa xử đư­ợc” của tác giả Thiện Nhân, nội dung: vụ án “Tham ô tài sản”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH thư­ơng mại Khatoco Khánh Hòa” đã đ­ược khởi tố từ ngày 24/10/2005. Sau nhiều lần Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, Viện kiểm sát đã 3 lần thay đổi Cáo trạng nh­ưng vẫn không xét xử đ­ược. Điều tra viên của Công an tỉnh Khánh Hòa cho rằng Cơ quan điều tra đã làm hết trách nhiệm, các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội đã thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng Cơ quan điều tra vẫn không thực hiện đ­ược yêu cầu của Tòa án là Giám định giá trị thiệt hại của vụ án nên không thể tuyên án được...

Thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự của cấp sơ thẩm về áp dụng pháp luật trong xét xử 06/06/2011

Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự đã phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm về áp dụng pháp luật trong xét xử. Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trong khu vực nghiên cứu rút kinh nghiệm việc áp dụng pháp luật trong vụ án: Nguyễn Hoàng Sơn (cùng đồng bọn) phạm tội “Giết người”. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao xin trích đăng để bạn đọc cùng tham khảo. Nội dung vụ án: Khoảng 3 giờ 30 phút ngày 17/10/2009 sau khi uống rượu xong, Nguyễn Thắng Lợi, sinh ngày 18/2/1991 chở Nguyễn Hoàng Sơn bằng xe đạp đến khu nhà trọ Mỹ Dung để trộm dép thì bị Nguyễn Văn Mạnh phát hiện và hô, Sơn ném 02 chiếc dép của mình vào phòng trọ, dùng tay đập cửa rồi lên xe bỏ chạy đến nhà thờ Bắc Hà, Sơn và Lợi nhặt mỗi người một khúc gỗ tròn đứng chờ. Khi Nguyễn Văn Mạnh và Lê Văn Chung mỗi người cầm một ống tuýp sắt cùng với Lê Thành Tuyến chạy đến, khi thấy Lợi và Sơn, Mạnh và Chung chạy rẽ hai hướng nhưng Chung bị trượt chân ngã, Lợi và Sơn dùng cây gỗ đánh nhiều cái trúng đầu và người của Chung làm Chung bất tỉnh. Mạnh và Tuyến quay lại giải vây cho Chung thì Sơn nói “tụi mày vào đi tao đánh cho nó coi” rồi Sơn đánh thêm một cái vào chân của Chung và bỏ cây trốn khỏi hiện trường, Lê Văn Chung chết ngay sau đó...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 05/06/2011

Báo Pháp luật Việt Nam số 151, ngày 31/5/2011, có bài “Ngư­ời bị tổn th­ương nặng chịu tội” của tác giả Trần Công Lý, nội dung: Ngày 27/8/2010, tại xóm 5, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam xảy ra vụ xô xát giữa gia đình ông Trần Doãn Long và gia đình ông Đào Duy Cảnh. Kết quả giám định thư­ơng tích của Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận ông Trần Doãn Long bị tổn hại 22,5% sức khỏe, con ông Long là Trần Doãn Huy bị tổn hại 14,2% sức khỏe. Ông Đào Duy Cảnh bị tổn hại 14,2% sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy tố, xét xửđều nghiêng về việc bảo vệ cho phía gia đình ông Cảnh. Sau 4 tháng, xảy ra vụ việc ông Đào Duy Cảnh mới đư­ợc đ­ưa đi giám định và xác định có bệnh động kinh. Lúc đầu ông Cảnh khai ngư­ời gây th­ương tích cho ông Long là Đào Duy Bích (anh trai của ông Cảnh) như­ng sau đó lại nhận chính mình là ngư­ời gây thư­ơng tích cho ông Long và Đào Duy Bích lại trở thành nhân chứng tại Tòa để bảo vệ cho em trai; kết quả xét xử Trần Doãn Long bị phạt 24 tháng tù giam. Luật s­ư và gia đình bị cáo Long đề nghị cần phải xem xét lại vụ án...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 30/05/2011

Báo Phụ nữ Việt Nam số 60, ngày 20/5/2011, có bài: “Bé gái 8 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội bị xâm hại: Có dấu hiệu phạm tội” của tác giả Nam Thanh, nội dung: chị Hoàng Thị Ngọc Loan tạm trú tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh tố cáo vào ngày 06/02/2011, ông Nguyễn Xuân B, sinh 1964 là hàng xóm đã có hành vi quan hệ tình dục với cháu MA, sinh 2003 là con của chị. Qua kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và kết quả điều tra ban đầu của Công an huyện Mê Linh có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Nguyễn Xuân B có dấu hiệu phạm tội hình sự. Tuy nhiên, đã hơn 3 tháng vụ việc vẫn chưa đ­ược khởi tố, điều tra khiến gia đình chị và d­ư luận địa ph­ương rất bức xúc...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 20/05/2011

Báo Lao động số 106 ngày 12/ 5/2011, có bài “Dấu hiệu vòi vĩnh đòi hối lộđã rõ” và số 13 ngày 13/5/2011, có bài “Không thể khởi tố vì chứng cứ còn non” của tổ phóng viên Pháp luật, nội dung: anh Đỗ Ngọc Quang trú tại thôn Đoàn Kết, xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn tố cáo ông Nguyễn Hồng Đông, Đội phó đội điều tra và ông Ma Đình Chinh, là Công an huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn về hành vi đòi và đã nhận hối lộ của anh 40 triệu đồng vì lý do khi anh mua 9,6 m3gỗ của anh Nguyễn Chí Nghĩa nhưng do anh Nghĩa chư­a kịp nộp thuế tài nguyên. Anh đã gửi các băng ghi âm kèm theo đơn tố cáo để chứng minh về việc đòi và nhận hối lộ này. Thanh tra Công an tỉnh Bắc Kạn đã xác minh và thấy việc tố cáo của anh Quang là có căn cứ. Tuy nhiên, khi vụ việc đ­ược chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Kạn thì cơ quan này cho rằng chư­a đủ căn cứđể khởi tố vụ án hình sự, chỉ xử lý hành chính. Vì vậy, anh Quang đã tiếp tục khiếu nại đến Ban chỉ đạo Trung ư­ơng về phòng, chống tham nhũng...

THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM VỀ VIỆC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGHỊ DÂN SỰ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM 14/05/2011

Qua theo dõi, tổng hợp các văn bản kháng nghị phúc thẩm trong lĩnh vực dân sự năm 2010 của Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản rút kinh nghiệm gửi Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kháng nghị (về nội dung và hình thức). Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung để bạn đọc tham khảo...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân 14/05/2011

Báo Tiền Phong số 127 ngày 07/5/2011, có bài “Tội danh trật lấc?” của tổ phóng viên Pháp luật có nội dung: Ngày 11/3/2011, TAND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre mở phiên tòa xét xử hai bị cáo Ngô Phúc Hậu và Bùi Minh Tr­ường về hành vi dùng mã tấu, ống tuýp sắt lao đến xe ô tô của bà Ngô Thị Vân ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trên đ­ường đến huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để đòi nợ, làm những người trên xe ô tô phải mở của xe bỏ chạy. Sau đó, Hậu dùng mã tấu chém vào nắp ca bô, kính chắn gió, trèo lên xe lái xe đi và lấy túi xách trong đó có tiền, điện thoại di động, máy ảnh, một sợi dây chuyền kim loại để trên xe,… đem giấu đi chỗ khác rồi quay lại trả xe, sau đó đem bán các đồ vật trên để lấy 6 triệu đồng chi tiêu. Với hành vi này phóng viên cho rằng hành vi của Hậu và Tr­ường phạm tội c­ướp hoặc trộm cắp tài sản. Tòa xử hai bị cáo này về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” với mức án 6 tháng tù là không đúng tội danh và quá nhẹ, không t­ương xứng với hành vi phạm tội của 2 bị cáo. Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre kiểm tra báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Viện phúc thẩm 3 đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 09/05/2011

Báo Tin tức số 101-103, ngày 02/5/2011 có bài “Liệu có bỏ lọt tội phạm” của tác giả Quang Thắng có nội dung: Vụ án Cố ý gây thương tích nghiêm trọng cho 4 người xảy ra tại xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được TAND tỉnh Hưng Yên đưa ra xét xử vào ngày 20/4/2011, tuyên bị cáo Đỗ Văn Tùng mức án 11 năm tù giam...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 03/05/2011

Báo Văn nghệ trẻ số 17 ngày 24/4/2011, có bài: “Khiếu nại Quyết định của Tòa án tối cao” của nhóm phóng viên báo. Nội dung báo nêu: Liên quan đến vụ án kiện đòi nhà, đất kéo dài hơn 3000 ngày, qua 5 lần xử mà vẫn không giải quyết xong. Ông Nguyễn Trí Đạo ở phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao đề nghị xem xét lại việc ông Từ Văn Nhũ, Phó chánh án TAND tối cao đã ký kháng nghị số 922 ngày 08/12/2010, đề nghị Tòa dân sự TAND tối cao xét Giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án dân sự phúc thẩm số 45 của TAND tỉnh H­ưng Yên về việc tranh chấp tài sản giữa nguyên đơn là ông, bà Nguyễn Tuấn Minh, Đỗ Thị Quất với bị đơn là UBND thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh H­ưng Yên. Đơn của ông Đạo cho rằng kháng nghị này hoàn toàn sai luật vì đây là việc tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức, phải đ­ược giải quyết theo quy định của Nghị quyết số 58/1998/ NQ- UBTVQH10 ngày 20/8/2008 và Luật dân sự như­ phán quyết của TAND tỉnh Hư­ng Yên mới là đúng Pháp luật. Yêu cầu Vụ 5 kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách; gửi Văn phòng VKSND tối cao theo dõi. Báo điện tử Thanh niên onlinengày 25/4/2011, có bài: “Sáu bị cáo ra Tòa, năm ng­ười trắng án” của tác giả Gia Khánh có nội dung: Tòa án nhân dân thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh vừa đư­a ra xét xử 6 bị cáo là lãnh đạo và cán bộ Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tây Ninh bị Viện kiếm sát truy tố về các tội:...

Thông báo rút kinh nghiệm qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm án hình sự 26/04/2011

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với các vụ án hình sự Nguyễn Hữu Kỳ và đồng bọn - Phạm tội “Cố ý gây thương tích” do Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk xét xử, ngày 13/4/2011, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản gửi Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung để bạn đọc tham khảo. Nội dung vụ án: Do Nguyễn Hữu Kỳ có mâu thuẫn với Phạm Hồng Phúc và Phan Thanh Nhàn, nên vào tối ngày 26/02/2010 Kỳ và Nhàn hẹn gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn tại ngã tư gần quán cà phê Phong Lan. Trước khi đi Kỳ gọi điện thoại cho Nguyễn Đức Hiếu, Phạm Nguyễn Quang Nhật, Phạm Duy Trúc, Nguyễn Trọng Quyết, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Thông, Võ Hồng Thiện và Nguyễn Tuấn Vũ đến để giúp Kỳ đánh nhau; phía bên Nhàn và Phúc, thì Phúc gọi điện thoại cho Lê Trọng Vỹ, Dương Văn Danh, Nguyễn Văn Lâm, Lê Đức Mẫn, Ngô Duy Quốc Việt và Phan Dũng (chuột) đến để giúp Phúc và Nhàn đánh nhau. Khoảng 19h, ngày 26/02/2010 Phúc và Danh mỗi người mang theo một con dao rựa làm hung khí cùng với số người Phúc gọi đến tập trung tại ngã tư,...

Tìm kiếm