CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự: Những vấn đề đặt ra trong việc khẳng định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự

14/05/2009
Cỡ chữ:   Tương phản
Hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát và vấn đề bảo đảm nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Theo qui định của Luật Tổ chức Viện KSND năm 2002 và Bộ luật TTHS năm 2003, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Toà án (kiểm sát xét xử). Trong giới nghiên cứu đã và đang có quan điểm cho rằng chỉ nên giao cho Viện kiểm sát nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử, bởi vì kiểm sát việc xét xử của Toà án sẽ làm ảnh hưởng tới nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (còn gọi là “nguyên tắc độc lập xét xử”)? Để làm rõ vấn đề này, qua đó khẳng định vị trí của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, chúng tôi cho rằng cần nhận thức đúng về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là vấn đề hiện đang có những quan điểm nhận thức khác nhau.
Góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự: Những vấn đề đặt ra trong việc khẳng định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự
 
2- Hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát và vấn đề bảo đảm nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Theo qui định của Luật Tổ chức Viện KSND năm 2002 và Bộ luật TTHS năm 2003, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Toà án (kiểm sát xét xử). Trong giới nghiên cứu đã và đang có quan điểm cho rằng chỉ nên giao cho Viện kiểm sát nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử, bởi vì kiểm sát việc xét xử của Toà án sẽ làm ảnh hưởng tới nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (còn gọi là “nguyên tắc độc lập xét xử”)? Để làm rõ vấn đề này, qua đó khẳng định vị trí của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, chúng tôi cho rằng cần nhận thức đúng về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là vấn đề hiện đang có những quan điểm nhận thức khác nhau.Quan điểm thứ nhất cho rằng nguyên tắc độc lập xét xử được hiểu với nghĩa phải trao toàn quyền quyết định khi xét xử vụ án cho Thẩm phán và Hội thẩm (nói chung là cho Toà án); khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không chịu bất cứ tác động nào từ “bên ngoài”. Để đảm bảo cho nguyên tắc này, các vấn đề được cho là “tác động từ bên ngoài” có thể làm ảnh hưởng tới tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm cần phải được loại bỏ triệt để. Vì thế, nhiều vấn đề đã được đặt ra nghiên cứu, cụ thể như vấn đề quản lý các Toà án địa phương nên giao cho Toà án nhân dân tối cao hay giao cho một cơ quan quản lý Nhà nước khác (như Bộ Tư pháp chẳng hạn)? Vấn đề bãi bỏ quan hệ thỉnh thị giữa Toà án cấp dưới với Toà án cấp trên? Vấn đề Toà án cấp trên không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án và quyết định của Toà án mà chưa có hiệu lực pháp luật? Vấn đề chức năng kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát? Và gần đây là vấn đề xây dựng mô hình tố tụng tranh tụng để thay thế cho mô hình tố tụng thẩm vấn v.v… Có thể nói, hạt nhân của quan điểm này là giao toàn quyền quyết định cho Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử. Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật để phán quyết về vụ án.Quan điểm thứ hai cho rằng, độc lập xét xử phải được hiểu với nghĩa là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm (nói đúng hơn là từng Thẩm phán và Hội thẩm trong Hội đồng xét xử) chỉ căn cứ vào qui định của pháp luật, căn cứ vào các chứng cứ hợp pháp để xét xử và tuyên bản án trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà một cách dân chủ, công khai, khách quan. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền can thiệp, chỉ đạo, định hướng Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử. Tuy nhiên, độc lập không có nghĩa là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không chịu bất kỳ sự giám sát nào. Bởi lẽ nếu nhận thức nguyên tắc xét xử độc lập theo hướng như vậy sẽ tất yếu dẫn đến sự độc quyền, lạm dụng quyền hạn. Về các vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng nếu nhận thức nguyên tắc “độc lập xét xử” theo quan điểm thứ nhất sẽ là cực đoan, không phù hợp cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn hiện nay. Về lý luận, sự độc lập tuyệt đối, độc lập mà không chịu sự giám sát nào sẽ dẫn đến lạm quyền. Hơn nữa, xét xử là một loại hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước, vừa là hoạt động chấp hành pháp luật, vừa là hoạt động áp dụng pháp luật; do vậy khi xét xử, Toà án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật (chấp hành pháp luật) trước khi áp dụng pháp luật đối với các đối tượng khác. Hiện nay, theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, Toà án cấp trên có quyền giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, thể hiện qua việc có quyền tiến hành kiểm tra việc xét xử của Toà án cấp dưới khi bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; nếu qua kiểm tra (thường kỳ hoặc khi có khiếu nại, tố cáo) mà phát hiện có cơ sở kháng nghị thì Toà án có thẩm quyền có quyền kháng nghị đối với bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm. Đây là hình thức giám sát, kiểm tra sau xét xử (tức là sau khi bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật). Bên cạnh hình thức giám đốc việc xét xử của Toà án, việc xét xử còn chịu sự giám sát của Viện kiểm sát thông qua hoạt động kiểm sát xét xử. Đặc trưng của hình thức kiểm sát xét xử là tiến hành song song với quá trình xét xử, từ khi Toà án thụ lý vụ án cho đến khi bản án đã có hiệu lực pháp luật; và ngay cả khi bản án đã có hiệu lực nhưng Viện kiểm sát vẫn có quyền kiểm sát để phát hiện vi phạm và tiến hành kháng nghị theo qui định của pháp luật. Theo qui định của pháp luật hiện hành, trong các giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong quá trình xét xử (kiểm sát xét xử). Để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát có các quyền hạn như:- Kiểm sát về thẩm quyền thụ lý của Toà án, nếu phát hiện Toà án thụ lý sai thẩm quyền thì yêu cầu chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền;- Đề nghị thay đổi các thành viên trong HĐXX và Thư ký phiên toà khi có căn cứ do pháp luật qui định (đề nghị trước và trong phiên toà);- Kiến nghị với Toà án khắc phục ngay một số vi phạm hoặc rút kinh nghiệm chung đối với các vi phạm như để quá hạn xét xử, thành phần HĐXX không đúng luật…- Được phát biểu quan điểm trong phần HĐXX tiến hành các thủ tục chuẩn bị mở phiên toà về việc có tiếp tục xét xử hoặc hoãn phiên toà trong các trường hợp chưa đủ điều kiện mở phiên toà; ví dụ như vắng một số người tham gia tố tụng v.v…- Sau khi Toà án ban hành bản án, quyết định, có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Toà án theo qui định của pháp luật… Tuy nhiên, ngoại trừ quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm của Viện kiểm sát là có hiệu lực “trực tiếp” đối với các phán quyết của Toà án (nghĩa là nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị hợp pháp thì Toà án phải mở phiên toà), còn lại các quyền hạn khác của Viện kiểm sát đều mang tính “khuyến nghị’, “yêu cầu” mà không có ý nghĩa trực tiếp làm thay đổi các hành vi tố tụng cũng như các phán quyết của Toà án. Các quyền hạn của Viện kiểm sát mang tính “khuyến nghị” nói trên là cơ sở để Thẩm phán và Hội thẩm xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các hành vi tố tụng và các phán quyết của mình chứ không trực tiếp làm thay đổi các hành vi và phán quyết của Thẩm phán và Hội thẩm. Qua đó cho thấy, hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát không thể làm thay đổi tới nguyên tắc độc lập xét xử. Như vậy, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm không phải là bãi bỏ nhiệm vụ kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát mà quan trọng là ở chỗ phương thức kiểm sát như thế nào để không làm ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập xét xử...(còn tiếp)
Nguyên Nguyễn
Tìm kiếm