CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hướng dẫn công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2022

13/01/2022
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 07/01/2022, VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn số 10/HD-VKSTC hướng dẫn công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2022.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 28/7/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; để VKSND các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, VKSND tối cao hướng dẫn một số nội dung trong công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo như sau:

Nhiệm vụ trọng tâm:

- Lãnh đạo VKSND các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Chính trị, các ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các Chỉ thị; quy định tại các Thông tư liên tịch và các quy chế, quy định, quy trình và Kế hoạch của Ngành liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu VKSND các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; tăng cường công tác tiếp công dân, gắn công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật cho công dân.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nhất là VKSND cấp huyện; chú trọng việc phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo đảm bảo việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp đúng hạn và chính xác; chủ động tham mưu giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại, tố cáo; không để xảy ra khiếu kiện bức xúc, kéo dài do chậm giải quyết hoặc làm ảnh hưởng tiến độ giải quyết các vụ việc liên quan.

- Chủ trọng cộng tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp; linh hoạt áp dụng các phương thức kiểm sát công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật để kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý theo quy định pháp luật và phòng ngừa chung.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, chú trọng các khiếu nại về oan sai và bỏ lọt tội phạm.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cập nhật, xử lý, quản lý đơn; cải cách công tác phân loại, xử lý đơn ban đầu bảo đảm chính xác, giảm thiểu thao tác trung gian.

Hướng dẫn cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cụ thể trong các khâu công tác: Tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và quản lý, kiểm tra, chỉ đạo, báo cáo.

TG (Giới thiệu)
Tìm kiếm