CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Sơ kết một năm thực hiện Quy định phối hợp giữa Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ với cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong giải quyết án hình sự

25/06/2009
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 02/6/2009, tại Hà Nội, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ (Vụ 1) thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Quy định phối hợp trong giải quyết án hình sự. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an. Dự Hội nghị có Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra; Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Điều tra viên và các cán bộ thuộc hai đơn vị Vụ 1 và C15.
Sơ kết mt năm thc hin Quy định phi hp gia V thc hành quyn công t và kim sát điu tra án hình s v kinh tế và chc v vi cc cnh sát điu tra ti phm v trt t qun lý kinh tế và chc v trong gii quyết án hình s
 
 
 
(Toàn cảnh hội nghị)

 

Ngày 02/6/2009, tại Hà Nội, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ (Vụ 1) thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Quy định phối hợp trong giải quyết án hình sự.
Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an.
Dự Hội nghị có Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra; Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Điều tra viên và các cán bộ thuộc hai đơn vị Vụ 1 và C15.
Ngày 12/5/2008, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã ký Quy định phối hợp trong giải quyết án hình sự. Qua một năm thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế, xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do bị tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Vì vậy, tình hình vi phạm, tội phạm kinh tế diễn biến phức tạp trên tất cả các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, đặc biệt là trong lĩnh vực tình chính, ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản v.v.. gây hậu quả rất nghiêm trọng. Có thể nói, chưa bao giờ đấu tranh với tội phạm về kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, bởi thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày càng tinh vi, chống đối quyết liệt, trong khi đó các văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn chỉnh, hệ thống chính sách về quản lý kinh tế có nhiều thay đổi, ranh giới giữa dân sự và hình sự chưa rõ ràng v.v.. Để đấu tranh một vụ án kinh tế thành công từ giai đoạn trinh sát, điều tra đến truy tố xét xử là một quá trình hết sức cam go, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngay sau khi ký quy định, Vụ 1 đã tổ chức quán triệt cụ thể nội dung bản Quy định cho Kiểm sát viên và cán bộ trong cơ quan, báo cáo với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sao gửi các vụ nghiệp vụ khối điều tra và Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố. C15 đã báo cáo và được lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát đánh giá cao về sự cố gắng, sáng tạo; đồng thời phổ biến nội dung bản Quy định tới Phòng PC15 - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công văn hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới căn cứ theo thực tế tình hình công tác ở từng điạ phương, đơn vị để vận dụng và đề ra kế hoạch phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự. Theo báo cáo của các địa phương, hầu hết lực lượng Kiểm sát điều tra án kinh tế và Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và đã được quán triệt nội dung bản Quy định và vận dụng trong công tác, mối quan hệ giữa hai lực lượng ngày càng gắn bó làm nền tảng cho việc giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, đảm bảo đúng tiến độ, đúng chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương.
Sau một năm đi vào thực hiện, Vụ 1 và C15 đã nhận được nhiều đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm và khiếu kiện, khiếu nại, trong đó có nhiều trường hợp khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, kéo dài hoặc tin báo nặc danh có nội dung đánh giá hiện tượng theo chủ quan, suy diễn gây không ít khó khăn cho công tác phân loại, điều tra, xác minh và xử lý. Vụ 1 và C15 đã nghiên cứu và chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết tốt vấn đề này. Từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2009, C15 đã nhận được 416 đơn (319 đơn tố cáo, 67 đơn khiếu nại, 18 đơn tố giác tội phạm, 12 đơn đề nghị), trong đó có 23 đơn do Vụ 1 tiếp nhận chuyển đến. C15 đã tiến hành xác minh, giải quyết 72 đơn, chuyển địa phương 344 đơn. Số đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm, qua đó xác lập chuyên án, khởi tố điều tra 03 vụ. Bên cạnh đó, hai đơn vị đã thường xuyên trao đổi thông tin, rà soát đơn thư, tương trợ tư pháp với nước ngoài, đặc biệt là những trường hợp Vụ 1 chuyển đến C15 để theo dõi về tiến độ, kết quả điều tra xử lý, từ đó C15 đã đôn đốc các phòng nghiệp vụ, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện. Hàng tháng, phối hợp rà soát kỹ các vụ án, các bị can đang tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra, các đối tượng truy nã trong các vụ án, tránh trường hợp bỏ sót, "quên" án, "quên" đối tượng, trong đó đáng chú ý là những vụ án tạm đình chỉ điều tra khi thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng - C37, hồ sơ vụ án được chuyển sang C37 quản lý và tiếp tục giải quyết.
Sự phối hợp giữa Kiểm sát viên, Điều tra viên và cán bộ nghiệp vụ của hai đơn vị đã đi vào chiều sâu trên cơ sở quy định của pháp luật, thực sự có chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như hành động. Trong năm qua, hai đơn vị đã và đang giải quyết 38 vụ án với 288 bị can; trong đó án khởi tố mới 11 vụ/74 bị can, án cũ chuyển sang 22 vụ/172 bị can, phục hồi điều tra 1 vụ, điều tra bổ sung 4 vụ/41 bị can. Đã kết luận điều tra 17 vụ/189 bị can, đang điều tra 18 vụ/99 bị can, tạm đình chỉ điều tra 1 vụ/3 bị can, đình chỉ điều tra 2 vụ/15 bị can (C15 đình chỉ 1 vụ/3 bị can, Vụ 1 đình chỉ 1 vụ/12 bị can), khởi tố chuyển địa phương điều tra 1 vụ. Hầu hết trong quá trình giải quyết các vụ án, từ giai đoạn tiền tố tụng, Điều tra viên và Kiểm sát viên đã cùng nhau trao đổi thông tin, đánh giá về mặt chứng cứ cũng như tội danh v.v.. để ra quyết định khởi tố vụ án, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can được chính xác. Đối với các vụ án phức tạp, lãnh đạo hai đơn vị, Kiểm sát viên và Điều tra viên được giao điều tra, kiểm sát điều tra và trinh sát phát hiện, xác minh từ giai đoạn đầu đã tổ chức họp để cùng phân tích, đánh giá tài liệu, chứng cứ và thống nhất đường lối, quan điểm xử lý.
Với những khó khăn chung trong công tác điều tra các vụ án kinh tế từ Trung ương đến địa phương trong tình hình hiện nay, qua một năm thực hiện quy định trên, việc phối hợp giữa hai đơn vị ở các Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các tỉnh, thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác phối hợp giữa hai đơn vị. Đặc biệt là trong công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về kinh tế. Trong năm qua, Vụ 1 và C15 đã phối hợp tốt trong công tác nghiên cứu và hướng dẫn trả lời thỉnh thị của cấp dưới. Khi đơn vị, địa phương có công văn đề nghị hướng dẫn, chỉ đạo, trước khi có ý kiến với địa phương, Kiểm sát viên và Điều tra viên hai đơn vị đã trao đổi, bàn bạc, đánh giá tài liệu một cách khách quan, thận trọng. Có những vụ án phức tạp do Cơ quan Cảnh sát điều tra địa phương thụ lý nhưng hai đơn vị đã phải tổ chức họp để phân tích đánh giá nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương. Trước khi kết luận điều tra một vụ án, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát, hai bên đã trao đổi và thống nhất những vấn đề cơ bản của vụ án. Vì vậy, trong một năm thực hiện quy định phối hợp, số hồ sơ phải điều tra bổ sung được hạn chế ở mức thấp nhất, tỷ lệ án kết luận điều tra, truy tố đạt cao nhất so với những năm trước. Mối quan hệ trong công việc ngày càng gắn bó, tin tưởng lẫn nhau, tạo tiền đề cho công tác giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế được thuận lợi, kịp thời, đúng chính sách, đúng pháp luật, chưa phát hiện được trường hợp nào oan, sai, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự quản lý kinh tế và an toàn xã hội. Ghi nhận những kết quả đó, tập thể Vụ 1 đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua, C15 được tặng Cờ thi đua của Bộ Công an.
Tuy nhiên, sau một năm thực hiện quy định trên, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Một số ít cán bộ, Kiểm sát viên, chiến sỹ, Điều tra viên có biểu hiện chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của Quy định phối hợp, cho rằng công tác điều tra, truy tố xét xử các vụ án đã có Luật, Pháp lệnh. Vì vậy, quan hệ công tác chưa thực sự gắn kết. Năng lực, trình độ còn hạn chế, tính chủ động, tích cực trong hoạt động điều tra cũng như kiểm sát điều tra chưa cao. Trong quá trình điều tra, kiểm sát điều tra một số vụ án còn chưa thực sự chia sẻ thông tin, có biểu hiện giữ kẽ trong phối hợp hoặc có lúc chưa thực sự tôn trọng nhau. ở một số vụ án, Kiểm sát viên và Điều tra viên chưa phối hợp tốt để đề ra kế hoạch điều tra, thu thập chứng cứ một cách cụ thể hoặc đưa ra yêu cầu điều tra ngay trong giai đoạn khởi tố điều tra nên dẫn đến thời gian xét phê chuẩn bị kéo dài, phê chuẩn vào ngày nghỉ, không thuận lợi trong hoạt động tố tụng hoặc chưa thống nhất trong việc thay đổi biện pháp ngăn chặn. Một số yêu cầu điều tra còn có tính chung chung hoặc không có khả năng thực hiện. Một số vụ án chưa thống nhất về quan điểm trong việc đánh giá chứng cứ, định tội danh dẫn đến công tác điều tra án kéo dài, giải quyết không dứt điểm. Hai đơn vị chưa thực hiện được kế hoạch kiểm tra công tác của các địa phương theo nội dung của Quy định v.v..
Để khắc phục những hạn chế và tồn tại trên, Hội nghị đã đưa ra các giải pháp như:
- Tiếp tục củng cố, duy trì và tăng cường tốt hơn mối quan hệ phối hợp giữa lãnh đạo, Kiểm sát viên, Điều tra viên cũng như cán bộ, nhân viên hai đơn vị;
- Vụ 1 và C15 phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ điều tra đối với Kiểm sát viên và Điều tra viên;
- Bổ sung vào Quy định phối hợp việc mỗi vụ án, một tháng, hai đơn vị tổ chức họp ít nhất 1 lần để đề ra yêu cầu điều tra tiếp theo;
- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố các vụ án, đặc biệt là các vụ án mà dư luận xã hội quan tâm, cấp trên chỉ đạo. Trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên và Điều tra viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ hơn nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can; không để xảy ra oan, sai, bỏ sót tội phạm; hạn chế thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc vụ án tồn đọng kéo dài;
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc hướng dẫn, chỉ đạo địa phương giải quyết những vụ án, vụ việc vướng mắc, phức tạp, đồng thời có kế hoạch cụ thể để phối hợp kiểm tra công tác của địa phương.
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ghi nhận những kết quả trong quá trình thực hiện Quy định phối hợp giữa hai đơn vị, nhiều vụ án tồn đọng đã được hai bên cùng nhau tháo gỡ, tránh được việc đùn đẩy trách nhiệm. Việc tổ chức Hội nghị này rất ý nghĩa, là nơi để nói lên được những việc đã làm được và chưa làm được, từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm của từng đơn vị. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai đề nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của hai cơ quan trong việc xây dựng các chuyên đề phòng, chống tội phạm, qua đó làm tốt công tác phòng ngừa nhằm tiến tới giảm thiểu các vụ án kinh tế./.
 
Trn Tùng


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Tìm kiếm