CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao Về các tin liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân

31/10/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Tại cuộc họp giao ban, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo một số nội dung như sau: I. Về công tác kiểm sát: - Vụ 1A tổng hợp tình hình học sinh vi phạm pháp luật trong thời gian qua, chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương giải quyết nghiêm túc, có biện pháp kiến nghị phòng ngừa loại tội phạm này với cơ quan có thẩm quyền và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao. - Văn phòng VKSND tối cao phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự Đảng xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” để triển khai trong toàn ngành. - Vụ 1, Vụ 1B báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về nguyên nhân, tình trạng những vụ án do VKSND tối cao truy tố sau đó chuyển cho Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa bị Tòa án địa phương trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vẫn còn xảy ra nhiều trong thời gian qua. Đồng thời đề ra những biện pháp để khắc phục tình trạng đó.
Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao
Về các tin liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân
 
Tại cuộc họp giao ban, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo một số nội dung như sau:
I. Về công tác kiểm sát:
-  Vụ 1A tổng hợp tình hình học sinh vi phạm pháp luật trong thời gian qua, chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương giải quyết nghiêm túc, có biện pháp kiến nghị phòng ngừa loại tội phạm này với cơ quan có thẩm quyền và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao.
-  Văn phòng VKSND tối cao phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự Đảng xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” để triển khai trong toàn ngành.
-  Vụ 1, Vụ 1B báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về nguyên nhân, tình trạng những vụ án do VKSND tối cao truy tố sau đó chuyển cho Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa bị Tòa án địa phương trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vẫn còn xảy ra nhiều trong thời gian qua. Đồng thời đề ra những biện pháp để khắc phục tình trạng đó.
 
II. Về các tin liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 22/10/2010 đến 28/10/2010
 
 Báo Thanh tra số 127 ngày 23/10/2010 có bài: “Cơ quan điều tra bỏ lọt tội phạm?” của Minh Phương. Nội dung báo nêu về vụ tham nhũng nghiêm trọng ở Quảng Bình: Nguyễn Xuân Việt, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đèo Ngang tỉnh Quảng Bình nhận hối lộ 9.000 USD vẫn được “giơ cao, đánh khẽ” chỉ xử phạt 3 năm tù treo. Các đối tượng đưa hối lộ, môi giới hối lộ, không tố giác tội phạm thì không bị truy tố, còn được trả lại tang vật phương tiện vi phạm (trị gía trên 500 triệu đồng). Năm 2008 Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có văn bản gửi Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu làm rõ, vụ việc được giao cho VKSND tỉnh Quảng Bình nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Bình kiểm tra, giải quyết và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1B theo dõi.
 Báo Pháp Luật Việt Nam số 298 ngày 25/10/2010 có bài: “Một vụ án bị…hình sự hóa?”, của Hùng Lượng. Nội dung báo nêu: Ngày 14/3/2008 bà Trương Thị Hồng trú ở số 65 phường Phan Bội Châu, Tp Nha Trang, Khánh Hòa đã thế chấp nhà để vay 850 triệu đồng của bà Nguyễn Thị Khánh Trang ở 23C, đường Phan Chu Trinh, Nha Trang với lãi xuất 4%/tháng. Bà Hồng đã trả nợ bà Trang và còn nợ lại 300 triệu đồng, do kinh doanh gặp khó khăn bà Hồng đã vào Tp Hồ Chí Minh để làm ăn và có báo lại cho bà Trang biết. Sau đó bà Trang tố cáo bà Hồng chiếm đoạt tiền của bà và trốn đi khỏi nơi cư trú, Cơ quan điều tra và VKS Tp Nha Trang đã khởi tố, truy tố bà Hồng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Dư luận cho rằng có dấu hiệu của việc hình sự hóa giao dịch dân sự. 
Yêu cầu VKSND tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ án, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1 theo dõi.
 Báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh số 291 ngày 26/10/2010 có bài: “Lấy tiền công ty từ ngân hàng, tội gì?” của Hoàng Yến. Nội dung bài viết: Nguyễn Tấn Tài lấy cắp một phiếu lĩnh tiền mặt có sẵn chữ ký, con dấu của giám đốc và dùng chứng minh nhân dân của người khác thay ảnh mình vào để đến ngân hàng rút 25 triệu đồng. Cơ quan điều tra và VKS một huyện ở Quảng Bình, khởi tố, truy tố Tài về tội trộm cắp tài sản nhưng Tòa án lại tuyên xử Tài tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm yêu cầu xử về tội trộm cắp tài sản.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Bình kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ án và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1 theo dõi.
 Báo Pháp Luật Việt Nam số 300 ngày 27/10/2010 có bài: “Bị cáo có bị oan không?” của Văn Minh. Nội dung báo nêu: Nguyễn Cao Cường ở xã Yển Khê, huyện Thanh Ba bị TAND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ xét xử về tội cố ý gây thương tích và xử phạt 7 năm 6 tháng tù. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo đã phản cung và cho rằng bị xử oan, việc dùng gậy đánh anh Điền là do Đỗ Mạnh Hùng gây ra. Tại cơ quan điều tra bị cáo do bị ép cung nên đã khai nhận và ký vào giấy trắng…TAND tỉnh phú Thọ đã hoãn phiên tòa để xem xét lại.
 Yêu cầu VKSND tỉnh Phú Thọ kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
 Báo Đời sống và Pháp luật và một số báo có đưa tin về: Học sinh Nguyễn Thị Hoàng Nhâm (lớp 11D1, trường THPT Lương Thế Vinh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bị Nguyễn Thị Hải Yến cùng Hường, Vân , Nga, Thảo và Hiền đón đường khi tan học đánh đập dã man, dùng kéo cắt tóc, lột áo Nhâm giữa nơi công cộng. Dư luận cho rằng phải khởi tố vụ án.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo VKSND thị xã Cẩm Phả kiểm tra tin báo tội phạm, xử lý theo quy định pháp luật và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Thu Hương
 
Tìm kiếm