CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

 

 

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

 TỐI CAO

  Số: 01/Ctr-VKSTC

                  

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2018

của Vụ kiểm sát thi hành án dân sự

 

 

 

          Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018”, Kế hoạch số 03/KH-VKSTC ngày 26/12/2017 về “Công tác trọng tâm của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018”, Kế hoạch số 138/KH-VKSTC  về tổ chức Hội nghị, hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018; Vụ kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11) xây dựng Chương trình công tác của Vụ năm 2018, cụ thể như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của Ngành và các kế hoạch công tác trọng tâm của Cơ quan VKSND tối cao năm 2018; tiếp tục thực hiện tốt phương châm: “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả”.

           Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện đúng yêu cầu “ Thủ trưởng đơn vị phải đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phải lấy công tâm, công bằng, sự gương mẫu của người đứng đầu để điều hành đơn vị; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác các mặt công tác được giao phụ trách; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát cấp dưới”.

          Đề ra biện pháp cụ thể thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội “Về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo”. Thực hiện nghiêm túc Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016 – 2021.          

          Nâng cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính  (THADS, THAHC). Khắc phục tồn tại, hạn chế, phát huy ưu điểm trong năm 2017, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho công tác kiểm sát THADS, THAHC năm 2018; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao và toàn Ngành.

          II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ NỘI DUNG ĐỘT PHÁ

          1. Nhiệm vụ trọng tâm

          1.1. Tổ chức triển khai công tác năm 2018

          Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác năm 2017, quán triệt Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2018, Chỉ thị  số 07/CT-VKSTC ngày 23/11/2017 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính”, Kế hoạch số 138/KH-VKSTC ngày 27/12/2017 về “Công tác trọng tâm của cơ quan VKSND tối cao năm 2018” và các Chỉ thị, Kế hoạch công tác khác của Ngành; triển khai xây dựng Hướng dẫn công tác kiểm sát THADS, THAHC năm 2018 đối với các Viện kiểm sát nhân dân địa phương; xây dựng kế hoạch và đăng ký thi đua năm 2018; quán triệt các đạo luật mới ban hành và các quy chế, quy định của Ngành đối với công chức của đơn vị để tổ chức thực hiện.

          1.2. Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo các kế hoạch, chương trình công tác năm 2018 của VKSNDTC; cụ thể như sau:

           - Tăng cường công tác kiểm sátTHADS, THAHC và kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Kiểm sát và hướng dẫn, chỉ đạo kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án và phân loại việc thi hành án; việc thẩm định giá, kê biên, bán đấu giá tài sản; các loại việc tồn đọng, kéo dài.

          Chú trọng kiểm sát hoạt động THADS về thu hồi tài sản tham nhũng; việc thi hành các bản án liên quan đến các tổ chức tín dụng. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định về các vụ án hành chính liên quan đến trách nhiệm của các đương sự, nhất là các trường hợp bên phải thi hành án là Ủy ban nhân dân các cấp. Nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại và tố cáo liên quan đến thi hành án dân sự. (thực hiện trong cả năm 2018).

          - Chủ động hướng dẫn Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện kiểm sát việc  thực hiện những quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội liên quan đến công tác thi hành án dân sự (thực hiện cả năm 2018).

          - Quản lý chặt chẽ các kiến nghị, kháng nghị trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính của toàn Ngành; định kỳ 6 tháng tổng hợp báo cáo đánh giá chất lượng, hiệu quả kháng nghị, kiến nghị phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội (thực hiện theo các kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết và báo cáo Quốc hội).

          - Xây dựng 04 chuyên đề: (1) “Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các bản kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính”; (2) “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án của Trung tâm bán đấu giá tài sản”; (3) “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án hành chính”; (4) “Khó khăn, vướng mắc, giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án có liên quan đến tổ chức tín dụng và việc cưỡng chế, kê biên quyền sử đụng đất” (Thực hiện trong cả năm 2018).

          - Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn toàn Ngành “Nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án các vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng, việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất” (Thực hiện trong tháng 8).

 

 

          1.3. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác của đơn vị

          - Tiếp tục triển khai, thực hiện các giải pháp đề ra trong Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự” đã nghiệm thu năm 2017.

          - Quan tâm công tác chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát THADS, THAHC đối với các VKSND địa phương. Nâng cao chất lượng công tác trả lời thỉnh thị, hướng dẫn và giải đáp khó khăn, vướng mắc; thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ theo đúng tinh thần Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC về “Tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

          Nâng cao chất lượng công tác quản lý địa bàn, công tác xây dựng hồ sơ kiểm sát THADS, THAHC.

          - Ban hành ít nhất 8 thông báo rút kinh nghiệm về nghiệp vụ kiểm sát THADS, THAHC hoặc về các dạng vi phạm pháp luật trong công tác THADS, THAHC.

          - Trực tiếp kiểm sát từ 4 đến 6 Cục THADS; chú trọng trực tiếp kiểm sát các vụ việc có áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhất là trong việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng đất; các việc thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng; việc thi hành án về thu hồi tài sản cho nhà nước theo bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; việc thu, quản lý và thanh toán tiền thi hành án.

          Sau trực tiếp kiểm sát, phải tổng hợp, ban hành thông báo rút kinh nghiệm về những dạng vi phạm pháp luật trong hoạt động THADS, THAHC hoặc tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với các cơ quan có liên quan yêu cầu  khắc phục, phòng ngừa vi phạm.

          Quan tâm đôn đốc việc thực hiện kết luận trực tiếp kiểm sát, phúc tra (trực tiếp phúc tra hoặc ủy quyền cho VKSND địa phương phúc tra) việc thực hiện các Kết luận trực tiếp kiểm sát. (Thực hiện trong cả năm 2018).

          - Thực hiện chương trình kiểm tra liên vụ (với Vụ 8) về nghiệp vụ kiểm sát THADS, THAHC đối với các VKSND địa phương (Thực hiện trong quý II và quý III).

          - Tăng cường công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính. Chú trọng thực hiện các quyền hạn như yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để kiểm sát; yêu cầu VKSND địa phương kiểm sát và báo cáo; xác minh việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo v.v… Theo dõi chặt chẽ và xử lý triệt để các thông báo, báo cáo của các Cơ quan THADS và VKSND cấp dưới trong việc thực hiện các yêu cầu của Vụ 11 trong giải quyết các việc thi hành án.

          - Tăng cường công tác kiểm sát và công tác hướng dẫn, chỉ đạo về kiểm sát THAHC. Tiến hành sơ kết hai năm thực hiện công tác kiểm sát THAHC trên cơ sở thực hiện Luật Tố tụng hành chính (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016).

          - Tăng cường công tác phối hợp công tác liên ngành theo Qui chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự. Phối hợp chặt chẽ với Tổng Cục thi hành án dân sự- Bộ Tư pháp giải quyết những việc thi hành án phức tạp, kéo dài, có quan điểm khác nhau giữa hai ngành; tích cực tham gia xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các Vụ nghiệp vụ VKSNDTC trong việc trao đổi, thống nhất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật liên quan.

          - Tập hợp các vi phạm pháp luật trong hoạt động THADS, THAHC để tham mưu cho Lãnh đạo VKSND tối cao ban hành kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm trong khắc phục và phòng ngừa các vi phạm; trong đó chú trọng kiến nghị với Tòa án khắc phục việc ban hành bản án, quyết định không rõ, khó thi hành ; việc thực hiện kiến nghị của Cơ quan THADS trong giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định hoặc trong việc xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

          - Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê của Ngành. Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về THADS và kiểm sát THADS của các VKSND địa phương theo chế độ báo cáo, thống kê của Ngành và liên ngành.

          - Quản lý chặt chẽ để tham mưu cho lãnh đạo VKSND tối cao biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên, công chức làm công tác kiểm sát THADS, THAHC trong toàn Ngành.

          1.4. Tích cực tham gia các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo VKSNDTC giao cho.

          2. Nội dung đột phá trong công tác của đơn vị năm 2018

          Trong các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Vụ 11 xác định 02 nhiệm vụ sau đây là nội dung công tác đột phá trong năm 2018:

          - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS, nhất là trong việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng đất. 

          - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, THAHC thuộc trách nhiệm của đơn vị.

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

           Để thực hiện Chương trình công tác này, quy định các chỉ tiêu công tác, phân công trách nhiệm và lộ trình thực hiện như sau:

          1. Các việc cần làm trong Quý I:

          - Xây dựng Hướng dẫn công tác kiểm sát THADS, THAHC năm 2018 đối với các VKSND địa phương và tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2018 (Vụ trưởng chủ trì).

          - Tổng hợp vi phạm pháp luật của 06 kết luận trực tiếp kiểm sát đã ban hành trong năm 2017 để tham mưu cho Lãnh đạo Viện KSNDTC ban hành kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm và thông báo rút kinh nghiệm trong toàn Ngành (Vụ trưởng chủ trì).

           - Rà soát, có văn bản đôn đốc các đơn vị có các vụ việc VKSND tối cao yêu cầu báo cáo nhưng chưa có báo cáo; giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài. (Các đồng chí Lãnh đạo Vụ phụ trách chủ trì).

          - Giao Phòng 1 tham mưu cho Vụ trưởng xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ trong toàn Ngành.

           Phân công lại cán bộ quản lý địa bàn năm 2018. (Vụ trưởng chủ trì).

          - Xây dựng quyết định, kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại các Cục THADS, trình Lãnh đạo VKSNDTC ban hành để tổ chức thực hiện (Các đồng chí Lãnh đạo Vụ chủ trì).

          2. Để thực hiện nội dung công tác đột phá, khi trực tiếp kiểm sát tại các Cục THADS và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, cần chú trọng kiểm sát các nội dung này. Quan tâm hướng dẫn các VKSND địa phương về nghiệp vụ kiểm sát có liên quan đến việc thực hiện nội dung công tác đột phá. Tổ chức sơ kết 6 tháng và 1 năm kết quả thực hiện nội dung công tác đột phá.

          3. Giao mỗi phòng xây dựng 02 thông báo rút kinh nghiệm, trình Vụ trưởng ban hành: Quý I (Phòng 1, 3); Quý II (Phòng 2,4); Quý III ( Phòng 1,4); Quý IV (Phòng 2,3).

          - Giao Phòng 1 nghiên cứu Chuyên đề 1; Phòng 2 nghiên cứu Chuyên đề 4; Phòng 3 nghiên cứu Chuyên đề 2 và Phòng 4 nghiên cứu Chuyên đề 3. Việc nghiên cứu chuyên đề do đồng chí Lãnh đạo Vụ phụ trách chủ trì thực hiện. (Hoàn thành trước tháng 11/2018. Chuyên đề để phục vụ cho Hội nghị tập huấn phải hoàn thành trước tháng 8/ 2018).  

          4. Tổ chức rút kinh nghiệm nghiệp vụ trong đơn vị về các nội dung sau đây:

          Rút kinh nghiệm về qui trình thụ lý, kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về THADS thuộc trách nhiệm của đơn vị ( thực hiện trong quý II).

          - Rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra nghiệp vụ liên vụ (thực hiện trong quý II trước khi thực hiện kế hoạch kiểm tra liên vụ năm 2018).

          5. Các phòng mở các sổ theo dõi, quản lý công tác của Phòng; lập hồ sơ kiểm sát đầy đủ, đúng quy định của Ngành; thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.

          Trên cơ sở Chương trình công tác này, Trưởng các phòng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Các đồng chí Lãnh đạo Vụ phụ trách có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác của các phòng. Định kỳ hàng tháng, các đồng chí Trưởng phòng, Phó Vụ trưởng phụ trách báo cáo kết quả công tác với đồng chí Vụ trưởng.

          Giao cho Phòng Tham mưu, tổng hợp có trách nhiệm theo dõi và tham mưu cho Vụ trưởng để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình này.

          Quá trình thực hiện nếu xét thấy cần thiết, Chương trình công tác này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ./.

 

 Nơi nhận:

- Đ/c Viện trưởng VKSND tối cao ( để b/cáo)

- Các đ/c Lãnh đạo Viện (để báo cáo);

- VKSND cấp cao (để phối hợp)

- Các đơn vị thuộc VKSNDTC (để phối hợp);

- Tổng cục THADS, BTP (để phối hợp);

- VKSND các tỉnh, tp thuộc TW (để phối hợp);

- Phòng Tổng hợp- Văn phòng VKSNDTC;

- Lãnh đạo và các phòng Vụ 11;

- L­ưu VT, V11;

 

TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG

VỤ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

 

 

 

 

Nguyễn Văn Nông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

   VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

 TỐI CAO

Số: 05/HD-VKSTC

                  

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018

 

 

HƯỚNG DẪN

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2018

 

 

 

 

          Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 về “Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018”, Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/11/2017 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính”; Kế hoạch số 03/KH-VKSTC ngày 26/12/2017, Kế hoạch số 138/KH-VKSTC về công tác trọng tâm và tổ chức Hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao năm 2018; trên cơ sở tiếp tục thực hiện phương châm công tác “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Quán triệt nghiêm túc và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ về công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong toàn Ngành quy định trong các Chỉ thị, Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện trong công tác kiểm sát này; nhằm đảm bảo các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án được thi hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật; hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính tuân thủ đúng pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

          2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong phát hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiên quyết kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục và phòng ngừa vi phạm.

          Nâng cao trách nhiệm của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và trách nhiệm của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

          Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ công tác đột phá, xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các thực hiện nhiệm vụ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2018.

          II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

          Triển khai, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính được nêu trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 về “Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018”; Chỉ thị  số 07/CT-VKSTC ngày 23/11/2017 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính” của Viện trưởng VKSND tối cao; Quy chế số 810/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2016. Trong đó tập trung kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; nâng cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị  và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Kiểm sát viên, công chức làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Triển khai thực hiện các quy định pháp luật mới ban hành có liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án dân sư, thi hành án hành chính; hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác trong ngành theo Quyết định 379/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao.

          III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

          1. Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính

           Tăng cường công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; nhất là việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất; kiểm sát ngay từ khi Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án; xem xét và yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết để hạn chế tình trạng đương sự tẩu tán tài sản; kiểm sát việc ban hành và tổ chức thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đúng quy định pháp luật.

           Chú trọng các hoạt động kiểm sát mang tính chất thường xuyên như kiểm sát việc Tòa án gửi bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án dân sự; Cơ quan thi hành án dân sự ban hành và gửi các quyết định về thi hành án dân sự cho VKSND; kiểm sát việc xác minh và phân loại các việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành án; trực tiếp xác minh, lập hồ sơ kiểm sát đối với ít nhất từ  03 - 05%  các việc thi hành án được phân loại chưa có điều kiện thi hành.

          Tiếp tục tăng cường và đổi mới các cuộc trực tiếp kiểm sát, nhất là trực tiếp kiểm sát các Chi cục thi hành án dân sự. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu công tác của Ngành về trực tiếp kiểm sát. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng từ trên 15 Chi cục thi hành án dân sự trở lên thì Phòng 11 VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp với các VKSND cấp huyện để trực tiếp kiểm sát từ 02 đến 03 Chi cục. Quan tâm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, phúc tra việc thực hiện kết luận trực tiếp kiểm sát.

          Quan tâm kiểm sát các việc thi hành án tồn đọng, kéo dài; việc thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong vụ án hình sự, nhất là hoạt động thi hành án dân sự thu hồi tài sản trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng; việc thi hành án có liên quan đến các tổ chức tín dụng, trong đó, VKSND các cấp cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về “Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” có liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án dân sự.

          Tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các đương sự, nhất là đối với bên phải thi hành án là Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Chú trọng kiểm sát để phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự như hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án.

          Thông qua công tác kiểm sát, VKSND các cấp tăng cường phát hiện, tổng hợp đầy đủ vi phạm pháp luật, kịp thời ban hành các bản kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục và phòng ngừa vi phạm và tội phạm. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu công tác của Ngành về kháng nghị, kiến nghị; tăng cường hiệu lực, hiệu quả các bản kháng nghị, kiến nghị; chú trọng phúc tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị. Giải quyết khẩn trương và báo cáo nghiêm túc lên VKSND cấp trên trực tiếp đối với các trường hợp kháng nghị, kiến nghị không được chấp nhận hoặc chấp nhận một phần; chú ý báo cáo rõ các kiến nghị trong lĩnh vực kiểm sát thi hành án hành chính; quản lý chặt chẽ các kiến nghị, kháng nghị trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính của VKS hai cấp; định kỳ theo các kỳ báo cáo tháng, sơ kết 6 tháng, theo kỳ họp Quốc hội, các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, chất lượng, hiệu quả các kháng nghị, kiến nghị gửi VKSNDTC (Vụ 11).

          Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; chú trọng áp dụng các quyền hạn như  yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự tự kiểm tra và thông báo kết quả giải quyết cho VKS; yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu để kiểm sát, kết luận. Thực hiện nghiêm túc và báo cáo đầy đủ, kịp thời đối với các yêu cầu của VKSNDTC về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

          Tiếp tục thực hiện chức năng kiểm sát đối với hoạt động của Thừa phát lại ở các địa phương có thành lập Văn phòng thừa phát lại.

          2. Thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

          Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đối với các VKSND cấp huyện; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC “Về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

          Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của Ngành và chế độ thống kê liên ngành về công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;  báo cáo kịp thời, đầy đủ lên VKSNDTC (Vụ 11) những việc thi hành án dân sự có quan điểm khác nhau giữa Viện kiểm sát với Cơ quan thi hành án dân sự; những kiến nghị, kháng nghị Viện kiểm sát đã ban hành không được cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần.

          Phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm các yêu cầu của VKSND tối cao (Vụ 11) để thực hiện 04 chuyên đề nghiệp vụ do Lãnh đạo VKSNDTC giao: “Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các bản kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính”; “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án của Trung tâm bán đấu giá tài sản”; “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án hành chính”; “Khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án có liên quan đến tổ chức tín dụng và việc cưỡng chế, kê biên quyền sử đụng đất” và trong việc xây dựng các tham luận tại Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát thi hành án dân sự năm 2018.

           Tiếp tục thực hiện Qui chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự. Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân cùng cấp để giải quyết những việc thi hành án phức tạp, có quan điểm khác nhau giữa các ngành, việc có khiếu nại, tố cáo kéo dài; góp phần bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

          Tăng cường phối hợp cung cấp thông tin có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

          3. Việc xác định nhiệm vụ công tác đột phá

          Vụ 11 VKSNDTC xác định 02 nhiệm vụ công tác đột phá năm 2018 là tăng cường kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhất là trong việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của địa phương để xác định nội dung nhiệm vụ công tác đột phá của đơn vị; xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện; sơ kết 6 tháng và tổng kết ở cả hai cấp, báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác đột phá lên VKSND cấp trên.

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Căn cứ vào nhiệm vụ công tác của toàn Ngành năm 2018 và kế hoạch công tác của VKSND địa phương, đề nghị đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện:

          1. Xây dựng Chương trình công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính của Phòng 11; Hướng dẫn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đối với các VKSND cấp huyện. Nội dung Chương trình và Hướng dẫn công tác cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị; quy định cụ thể nhiệm vụ, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện.

           Việc xây dựng Chương trình, Hướng dẫn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 và gửi để báo cáo VKSND cấp trên thực hiện theo quy định của Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng VKSNDTC.

          2. Đối với các trường hợp VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với VKSND cấp huyện trực tiếp kiểm sát tại Chi cục thi hành án dân sự thì được tính chỉ tiêu trực tiếp kiểm sát cho cả VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện đó.

          Việc phúc tra thực hiện các kết luận trực tiếp kiểm sát, các kháng nghị, kiến nghị với Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp có thể thực hiện độc lập hoặc đưa vào là một trong các nội dung của cuộc trực tiếp kiểm sát. Trong trường hợp trực tiếp kiểm sát có kết hợp phúc tra việc thực hiện kết luận, kháng nghị, kiến nghị thì được tính chỉ tiêu trực tiếp kiểm sát và chỉ tiêu phúc tra việc thực hiện kết luận, kháng nghị, kiến nghị.

          Các VKSND cấp huyện chỉ được phúc tra việc thực hiện các kết luận, kháng nghị, kiến nghị do VKSND cấp trên trực tiếp ban hành khi được VKSND cấp trên trực tiếp ủy quyền hoặc giao thực hiện.

          3. Viện KSND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; Phòng 11 VKSND cấp tỉnh nghiêm túc triển khai, tổ chức thực hiện Hướng dẫn này.

          Đề nghị đồng chí Viện trưởng VKSND các cấp bố trí nhân lực, kinh phí, trang bị đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; nhất là trong hoạt động trực tiếp kiểm sát, trực tiếp xác minh việc thi hành án.

          Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời báo cáo bằng văn bản về VKSND tối cao (Vụ 11) để tổng hợp, hướng dẫn giải quyết./.

Nơi nhận:

- Đ/c Viện trưởng VKSND tối cao ( để b/cáo)

- Các đ/c Lãnh đạo Viện (để báo cáo);

- VKSND cấp cao (để phối hợp)

- Các đơn vị thuộc VKSNDTC (để phối hợp);

- Tổng cục THADS, BTP (để phối hợp);

- VKSND các tỉnh, tp thuộc TW (để thực hiện);

- Phòng Tổng hợp- Văn phòng VKSNDTC;

- Lãnh đạo và các phòng Vụ 11;

- L­ưu VT, V11;

 

TL. VIỆN TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG

VỤ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Nông

 

                                                       

 

TÌM KIẾM