CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Kiểm sát MườngTè- Chuyện bây giờ mới kể

26/12/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
Theo chân đoàn công tác của Viện trưởng VKSNDTC, chúng tôi đến VKSND huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) vào một buổi chiều đầu đông, khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên bắt đầu lan nhanh trên những cánh đồng khô cằn của vùng cực Tây của Tổ quốc. Nhắc đến Mường Tè là nhắc đến huyện nghèo nhất, xa xôi nhất của tỉnh Lai Châu. Ở đây, đời sống của nhân dân và cán bộ còn nghèo và chồng chất khó khăn. Tuy vậy, người dân và cán bộ vẫn bám đất, bám rừng để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Kiểm sát MườngTè- Chuyện bây giờ mới kể
 
 
 
(Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng với cán bộ, KSV
 Viện KSND huyện M ường Tè)
 
 
Theo chân đoàn công tác của Viện trưởng VKSNDTC, chúng tôi đến VKSND huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) vào một buổi chiều đầu đông, khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên bắt đầu lan nhanh trên những cánh đồng khô cằn của vùng cực Tây của Tổ quốc. Nhắc đến Mường Tè là nhắc đến huyện nghèo nhất, xa xôi nhất của tỉnh Lai Châu. Ở đây, đời sống của nhân dân và cán bộ còn nghèo và chồng chất khó khăn. Tuy vậy, người dân và cán bộ vẫn bám đất, bám rừng để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Báo cáo với Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng và đoàn công tác, Viện trưởng VKSND huyện Mường Tè Lò Mạnh Xè cho biết, hiện nay ở VKSND huyện có 7 cán bộ, trong đó có 5 KSV, còn thiếu 2 biên chế do chưa tuyển dụng được cán bộ. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng VKSND huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp huyện trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, qua đó hạn chế tối đa trường hợp án oan sai, lọt tội. Việc tổ chức tranh tụng tại tòa là một cố gắng lớn đối với các cơ quan tư pháp ở một tỉnh mới tái lập và điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn như tỉnh Lai Châu nói chung và cấp huyện nói riêng. Trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được giữ vững, các loại tội phạm như xâm phạm an ninh biên giới, gây bạo loạn, mua bán phụ nữ và trẻ em không xảy ra. Tuy vậy, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra các vụ việc liên quan chủ yếu đến các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. Trao đổi với cán bộ VKSND huyện Mường Tè, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng lưu ý VKSND huyện Mường Tè cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tôn trọng pháp luật, bởi có rất nhiều người phạm tội do không am hiểu pháp luật, dễ bị lợi dụng. Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, cần kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma tuý, nhưng cũng cần phân biệt rõ, đâu là đối tượng buôn bán chuyên nghiệp, đâu là con nghiện mua về để sử dụng, để từ đó có biện pháp đấu tranh thích hợp. VKSND huyện cần chủ động đánh giá tính chất tình hình buôn bán ma tuý ở địa phương để đánh trúng đối tượng, đồng thời có sự tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương làm tốt công tác ngăn chặn, phòng ngừa.
 
 
 
(Đường về Mường Tè, Lai Châu)
Các cán bộ VKSND huyện Mường Tè cũng bày tỏ băn khoăn vì địa bàn huyện rộng, dân cư sống không tập trung, sự am hiểu pháp luật của một bộ phận dân cư còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng người dân gửi đơn không đúng thẩm quyền giải quyết. Thêm vào đó, trụ sởû VKSND huyện Mường Tè cách xa trung tâm tỉnh Lai Châu nên việc xin ý kiến chỉ đạo trong công tác nghiệp vụ của cấp trên đối với đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn. Quả thật, mặc dù cách thị xã Lai Châu chỉ khoảng 200 km nhưng cũng phải mất khoảng 9-10 tiếng đi ôtô mới đến nơi. Đó là với điều kiện thời tiết thuận lợi còn nếu gặp lúc núi sạt, đường lở thì chỉ còn cách nằm giữa rừng mà chờ mở đường thông xe. Chính vì thế, giá xe ôtô khách từ Lai Châu đến huyện Mường Tè đắt gấp đôi giá ở dưới xuôi so với cùng chiều dài đoạn đường,khoảng trên 200 nghìn/khách. Huyện Mường Tè có 16 xã và thị trấn, từ huyện lỵ đến các xã vùng sâu, vùng xa, Kiểm sát viên phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau và có khi phải mất từ 3 đến 4 ngày mới có thể đến được nơi làm nhiệm vụ. Khi thì có xe máy, khi thì phải đi xe đạp và nhiều khi phải leo núi, băng rừng mới vào đến thôn bản. Chi phí một chuyến đi như vậy cũng rất đắt đỏ so với tiền công tác phí của ngành Kiểm sát, hơn nữa đi dài ngày, lực lượng cán bộ mỏng nên cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, địa bàn huyện Mường Tè có nhiều dân tộc khác nhau, chủ yếu là dân tộc Thái, Hà Nhì và La Hủ. Nhiều bản đồng bào thiểu số ở sâu trong rừng, gần như đa số đồng bào đều không biết tiếng phổ thông. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, phiên dịch là khâu khó khăn nhất, do vậy, nhiều cán bộ Kiểm sát phải tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc ít người, tự học tiếng dân tộc thì mới làm tốt được nhiệm vụ.
Mặc dù các cơ quan tư pháp huyện đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho bà con dân tộc, nhưng nạn “đói luật”, “mù luật” không phải là không còn, nhất là những người lớn tuổi. Có thể nói, cho đến nay, những cố gắng để tìm ra một biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc miền núi, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện tượng “mù mờ” về luật của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất phổ biến. Tình trạng vi phạm pháp luật do “đói luật”, “mù luật” vẫn còn xảy ra nhất là các lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân số, bảo vệ rừng, an toàn giao thông, thậm chí cả pháp luật hình sự... Ở một số bản gần đường ôtô, nhiều đồng bào dân tộc đã sắm xe máy để đi lại nhưng không chịu đi đăng ký, đi thi lấy bằng lái xe để được làm giấy chứng nhận đăng ký xe, mà cứ để chiếc xe lưu hành với “lý sự” mua xe chủ yếu để đi trong bản, lên rẫy, không đi xuống miền xuôi thì không cần giấy tờ, biển số. Vận động thi lấy bằng lái thì bà con chỉ cười vì không có bằng nhưng lái xe vẫn tốt, có thi bằng mà không biết tiếng Kinh thì cũng không đậu được. Một KSV huyện Mường Tè tâm sự với tôi, trình độ dân trí của nhiều bà con còn thấp lắm. Nhiều khi xuống khám nghiệm tử thi, mặc dù xác chết đã thối rữa nhưng bà con vẫn dựng lên buộc ở góc nhà, hàng ngày vẫn bón cơm cho ăn. Cán bộ Kiểm sát khám nghiệm phải đứng trên đống thức ăn rơi vãi bốc mùi để làm nhiệm vụ. Trong những điều kiện như vậy, nếu không có lòng yêu ngành, yêu nghề, nếu không có nghị lực và ý chí thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, ở đâu có chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở tốt, ở đó có điều kiện thúc đẩy đổi mới kinh tế, biến các nguồn lực ưu tiên đầu tư của nhà nước trở thành cơ hội phát huy tiềm lực của địa phương. Ngược lại, ở đâu chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở kém thì dù nhà nước ưu tiên đầu tư lắm tiền nhiều của, khi hết chương trình, dự án đời sống đồng bào lại trở về điểm xuất phát ban đầu. Trăn trở với những khó khăn của cán bộ Kiểm sát vùng cao, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng d?ng viên các cán bộ VKSND huyện Mường Tè tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, đồng thời dành thời gian nghiên cứu học tập, nâng cao chất lượng công tác. Mỗi cán bộ Kiểm sát làm một việc tốt mỗi ngày là đã góp phần xây dựng Ngành ngày càng tốt đẹp hơn. Công tác kiểm sát vừa mang ý nghĩa pháp lý vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Trong chuyến đi này, Viện trưôûng VKSNDTC Trần Quốc Vượng cũng đến tận nhà thăm và tặng quà cho đồng chí Lò Văn Tịnh, nguyên Viện trưởng VKSND huyện Mường Tè vừa mới nghỉ hưu.
Rời Mường Tè - Mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc, nơi thượng nguồn của sông Đà mạnh mẽ và dữ dội, còn bao nhiêu chuyện lạ, đầy bí ẩn chưa được viết, chưa được kể ra. Nơi đó, có những đồng đội Kiểm sát nhân dân của chúng tôi đang ngày đêm lặng lẽ cùng các cơ quan tư pháp bảo vệ sự bình yên trên mặt trận pháp luật. Riêng tôi ấn tượng mãi về hai câu thơ nghe được của một bạn đồng nghiệp báo Lai Châu nhân một chuyến leo rừng vào thăm bản Tá Bạ, Bắc Ka Lang : Người nào không hiểu thì lên Tây Bắc; Người nào thắc mắc thì lên Mường Tè; Không đi được xe thì ta leo dốc núi...". Và tôi cũng rất tâm đắc với lời bộc bạch của một KSV huyện Mường Tè “cán bộ Kiểm sát làm việc ở vùng sâu, vùng xa nhưng không thể chỉ bằng lòng với trình độ vùng sâu, vùng xa”. Mong một ngày kia, Mường Tè sẽ không còn xa xôi lắm…
 
Hoàng Long (ghi chép)
Tìm kiếm