CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hội thảo pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam và Nhật Bản

13/03/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 12/03/2012, Vụ Hợp tác quốc tế Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách tư pháp JICA Nhật Bản, tổ chức Hội thảo pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam và Nhật Bản. Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì Hội thảo. Dự Hội thảo còn có ngài Nishioka Takeshi, Cố vấn trưởng Dự án JICA. Đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng đại diện Viện Kiểm sát cấp tỉnh gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương...
Hội thảo pháp luật tương trợ tư pháp
về hình sự của Việt Nam và Nhật Bản
 
 
Phó viện trưởng Trần Công Phàn phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Ngày 12/03/2012, Vụ Hợp tác quốc tế Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách tư pháp JICA Nhật Bản, tổ chức Hội thảo pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam và Nhật Bản. Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì Hội thảo. Dự Hội thảo còn có ngài Nishioka Takeshi, Cố vấn trưởng Dự án JICA. Đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng đại diện Viện Kiểm sát cấp tỉnh gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định, Trong những năm qua, hoạt động Tương trợ tư pháp hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân đạt được những kết quả tích cực. Viện kiểm sát nhân dân đã vận dụng tốt pháp luật về Tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước để giải quyết các vụ việc nói chung, trong đó có các vụ việc về hình sự một cách tập trung và hiệu quả, nhiều vụ việc được phía nước ngoài đánh giá cao.
Luật Tương trợ tư pháp được thông qua và có hiệu lực ở Việt Nam từ 1/7/2008, Luật Tương trợ tư pháp đã xác đinh rõ các chủ thể và phân công rõ các trách nhiệm, thẩm quyền của từng cơ quan trong đó Viện kiểm sát nhân dân được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối Tương trợ tư pháp về hình sự, có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất về Tương trợ tư pháp, ký kết các hiệp định Tương trợ tư pháp hình sự song phương, đa phương và tiếp nhận các hồ sơ về Tương trợ tư pháp để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các yêu cầu về Tương trợ tư pháp về hình sự và các hoạt động này trong những năm qua đạt được kết quả tích cực.
Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được nâng cao và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Quan hệ này sẽ được xác định nâng tầm lên thành đối tác chiến lược không chỉ đối thoại về mặt chính trị, nhân quyền mà trên cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực tư pháp. Việc tổ chức Hội thảo bàn về pháp luật tương trợ tư pháp giữ hai nước, đồng chí Phó Viện trưởng đánh giá cao sự cố gắng của Ban quản lý dự án cùng đơn vị Vụ Hợp tác quốc tế trong việc tổ chức hội thảo. Đồng chí Trần Công Phàn hy vọng, qua hội thảo hai bên sẽ bàn bạc về Luật Tương trợ tư pháp giữa hai nước, đồng thời tìm hiểu những kinh nghiệm quý báu giữa hai nước để có sự hợp tác và giải quyết tốt những mối quan hệ về pháp lý song phương trong đó có những vấn đề vi phạm, tội phạm. Trong thời gian tới hai nước cần tăng cường quan hệ hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phía Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của ban quản lý dự án đối với ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe ngài Nishioka Takeshi, Cố vấn Trưởng Dự án JICA trình bày pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự của Nhật Bản; nghe đại diện một số đơn vị Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam.
Quốc Hưng 
Tìm kiếm