CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngành KSND (26/7/1960 – 26/7/2010): Kỷ niệm về đồng chí Huỳnh Lắm

21/06/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Trong thời gian công tác ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tôi có hai lần may mắn được đến thành phố Đà Nẵng thăm và trò chuyện với đồng chí Huỳnh Lắm, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Đồng chí Huỳnh Lắm, sinh năm 1912 trong một gia đình dân nghèo thành thị tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 1929, khi mới tròn 17 tuổi, ông đã gia nhập Tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Hội An. Ông tham gia tuyên truyền, vận động thanh niên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Quảng Nam giác ngộ cách mạng đấu tranh chống chế độ cai trị, bóc lột của thực dân Pháp. Tháng 2 năm 1930, khi tròn 18 tuổi, ông đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương

  Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngành KSND

(26/7/1960 – 26/7/2010):

Kỷ niệm về đồng chí Huỳnh Lắm

Trong thời gian công tác ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tôi có hai lần may mắn được đến thành phố Đà Nẵng thăm và trò chuyện với đồng chí Huỳnh Lắm, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Đồng chí Huỳnh Lắm, sinh năm 1912 trong một gia đình dân nghèo thành thị tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 1929, khi mới tròn 17 tuổi, ông đã gia nhập Tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Hội An. Ông tham gia tuyên truyền, vận động thanh niên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Quảng Nam giác ngộ cách mạng đấu tranh chống chế độ cai trị, bóc lột của thực dân Pháp. Tháng 2 năm 1930, khi tròn 18 tuổi, ông đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) và liên tục hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp cho đến năm 1954, ông đã bị thực dân Pháp bắt tù đày, tra tấn, cực hình nhưng ông vẫn luôn trung thành với cách mạng, kiên cường không khai báo. Ra tù, ông lại tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Quảng Nam. Ông đã từng làm Trưởng ty Công an Quảng Nam, Tỉnh uỷ viên Liên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, phụ trách Ty Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, Trưởng ty Công an tỉnh Bình Định, Công tố uỷ viên Toà án quân sự Nam Trung Bộ, Công tố uỷ viên Toà án nhân dân Liên khu 5, Khu uỷ viên, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến kiêm Công tố uỷ viên Toà án nhân dân Liên khu 5. Tháng 6 năm 1955, ông được tập kết ra miền Bắc và được Trung ương Đảng, Chính phủ cử làm Uỷ viên thường trực Ban quan hệ Bắc Nam Trung ương tại Hà Nội. Từ tháng 1/1958 đến tháng 12/1959, ông được Đảng, Nhà nước cử làm Uỷ viên Đảng đoàn, Công tố uỷ viên Viện công tố Trung ương. Năm 1960 khi ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập, ông được cử sang công tác ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được Nhà nước bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm sát, Vụ trưởng Vụ kiểm sát điều tra, Vụ trưởng Vụ kiểm sát xét xử hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Đến tháng 9 năm 1973, ông được Trung ương Đảng, Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho tới khi nghỉ hưu vào năm 1979. Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng tưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huy chương vì sự nghiệp pháp chế XHCN và nhiều phần thưởng cao quý khác.Năm 1997, trong một lần cùng anh Hà Mạnh Trí, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đi công tác qua miền Trung, tôi đã được đến thăm ông tại nhà riêng. Ông sống cùng gia đình trong căn nhà đơn sơ, giản dị ở một con phố nhỏ của TP. Đà Nẵng, nhưng trông rất gọn gàng và sạch sẽ. Tôi nhớ mãi trong lần gặp gỡ ấy, ông say sưa tâm sự với chúng tôi rất nhiều điều, song vấn đề mà ông đề cập nhiều nhất vẫn là về chức năng, nhiệm vụ của Ngành, về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trước yêu cầu của nhiệm vụ mới. Sau chuyến đi đó, trong một lần nói chuyện về ông, anh Hà Mạnh Trí đã tỏ thái độ rất trân trọng. Theo anh Hà Mạnh Trí thì ông là một trong những cán bộ lão thành của ngành Kiểm sát nhân dân, một Kiểm sát viên mẫu mực để các thế hệ cán bộ Kiểm sát học tập và noi theo. Đồng chí Huỳnh Lắm, nguyên là một trong những Uỷ viên công tố đầu tiên của nước ta, là người giúp việc và là cộng sự đắc lực của Viện trưởng Hoàng Quốc Việt từ sau ngày thành lập Ngành Kiểm sát nhân dân. Khi còn đương chức, sức khoẻ của ông không được tốt lắm, nhưng ông vẫn say sưa và tận tụy với công việc, luôn thận trọng, tỷ mỷ, sâu sát, không hời hợt trong khi làm việc. Trong số các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước đây, ông là một trong những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm sát hình sự và đấu tranh chống tội phạm. Ông không có điều kiện học cơ bản, nhưng do có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và lại là người luôn chú ý lắng nghe ý kiến của mọi người, nên trong chỉ đạo nghiệp vụ ông rất tinh tường. Ông có một đức tính rất quý là luôn có thái độ xử sự rất đúng mực với mọi người, không bao giờ nóng nẩy với ai và cũng vì những điều tốt đẹp đó ông đã được Cố Viện trưởng Hoàng Quốc Việt tin tưởng tuyệt đối.Đầu năm 2000, nhân chuyến vào miền Trung công tác, tôi cùng một số đồng nghiệp ở Đà Nẵng có đến thăm ông. Khi chúng tôi ngỏ lời muốn được nghe ông kể lại những công việc mà ông đã làm và những kỷ niệm sâu sắc của ông về những ngày đầu thành lập Ngành, ông suy nghĩ một lúc rồi kể cho chúng tôi nghe chuyện về Cố Viện trưởng Hoàng Quốc Việt, mà không hề nói về mình. Ông kể: “Ngành Kiểm sát nhân dân rất vinh dự là khi thành lập Ngành đã được Trung ương cử anh Hoàng Quốc Việt sang làm Viện trưởng. Anh Hoàng Quốc Việt là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng, một con người của trí tuệ và công việc; có sự phản ứng một cách linh hoạt và nhạy cảm đối với những vấn đề đặt ra cho công tác của Viện kiểm sát nhân dân. Anh rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân”. Ông nhớ lại những gì ông đã chứng kiến trong khi đi công tác cùng Viện trưởng Hoàng Quốc Việt. Ông kể: Có một lần, khi biết được việc nhân dân ở một xã của tỉnh Hưng Yên khiếu nại, tố cáo đội ngũ cán bộ chính quyền xã và Hợp tác xã có hành vi tham ô và ức hiếp nhân dân; dù rất bận công việc nhưng ba ngày sau khi nhận được tin, Viện trưởng Hoàng Quốc Việt đã cùng ông về tận nơi đã xảy ra việc khiếu kiện. Khi về đến cơ sở, việc làm đầu tiên của đồng chí Hoàng Quốc Việt và ông là tiếp xúc ngay với dân chúng. Ông nói: “Tôi nhớ rõ khi thấy còn nhiều hộ nông dân chưa vào Hợp tác xã, anh Hoàng Quốc Việt có hỏi bà con: Tại sao đến nay mà bà con không vào Hợp tác xã? Một số nông dân đã trả lời: Thưa bác, vào Hợp tác xã là vào làm ăn tập thể, Hợp tác xã như là cái nhà chung rất đẹp ai chẳng muốn vào cũng như gà nào mà chả muốn vào chuồng để cho yên lành, nhưng vì trong chuồng có cáo cho nên gà không dám vào. Anh Việt lại hỏi tiếp: Vậy tại sao bà con không đấu tranh với số cán bộ đó? Một cụ già trả lời: Thưa bác, ngày xưa mấy thằng cường hào gian ác ức hiếp nhân dân thì chúng tôi có thể đánh nó chết, nhưng bây giờ số cán bộ này chúng tôi không đánh được vì họ là cán bộ đảng viên. Nghe đến đây, tôi nhìn thấy anh Hoàng Quốc Việt chau mày suy nghĩ. Sau chuyến công tác ấy, rất nhiều lần anh Việt nhắc nhở chúng tôi rằng: Làm công tác kiểm sát cũng là làm công tác của Đảng, hoạt động kiểm sát phải góp phần xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phải làm dân tin, dân mến và như vậy không còn cách nào khác là phải gần gũi quần chúng, đối thoại với quần chúng cũng là một việc làm rất cần thiết của Viện kiểm sát”. Những người đã từng làm việc với ông đều nói rằng, ông là một người cán bộ cách mạng có tài năng và mẫu mực, là người luôn chịu khó học hỏi để vươn lên làm việc tốt, trong cuộc sống, đồng chí rất khiêm nhường và không bao giờ đòi hỏi cho bản thân mình riêng một điều gì… vì vậy tất cả mọi người đều ngưỡng mộ, quý mến và “tâm phục, khẩu phục”. Khi nói chuyện về tình hình công tác của ngành Kiểm sát nhân dân trong những năm đổi mới, ông tỏ thái độ vui mừng khi thấy đội ngũ cán bộ của Ngành ngày càng trưởng thành, song ông cũng rất băn khoăn về phong cách làm việc trì trệ hiện nay của một số cơ quan pháp luật, trong đó có cả những đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là trong việc giải quyết một số vụ việc có liên quan đến khiếu nại, tố cáo của công dân. Ông nói: “Tôi tuy không còn đọc trực tiếp được sách báo, nhưng nghe đài, xem ti vi và nghe con cháu đọc cho nghe những bài báo mà mình quan tâm, tôi thấy có nhiều việc còn để trì trệ không giải quyết dứt điểm, mặc dù những việc đó thuộc trách nhiệm của từng ngành, trong đó có Ngành ta. Làm việc trì trệ, giải quyết không dứt điểm cũng chính là sự vi phạm pháp luật và như vậy đã làm giảm hiệu lực của pháp luật”. Ông nhắc lại lời nói của Cố Viện trưởng Hoàng Quốc Việt thường nói với cán bộ: “Cán bộ Kiểm sát trước hết phải mẫu mực trong việc chấp hành pháp luật, là người cán bộ Kiểm sát phải có đạo đức trong sáng như pha lê, bất kể việc gì từ việc nhỏ đến việc lớn cũng đều phải giải quyết đến nơi đến chốn, không để nhân dân kêu ca, than phiền”.Biết ông là một trong những cán bộ đầu tiên của Ngành, tôi hỏi ông về lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Kiểm sát: “Công minh, Chính trực, Khách quan, Thận trong, Khiêm tốn”. Thật là mừng, tôi đã được ông kể lại cho nghe khá tỷ mỷ. Ông nói: “Mười chữ vàng mà Bác Hồ đã dạy ngành Kiểm sát nhân dân phải được coi như phương châm rèn luyện với từng cán bộ Kiểm sát. Khi được anh Hoàng Quốc Việt giao cho tôi cùng anh Bùi Lâm, anh Nguyễn Văn Ngọc xây dựng Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960; sau khi xây dựng xong, anh Hoàng Quốc Việt có giao cho anh Bùi Lâm và anh Nguyễn Văn Ngọc lên báo cáo với Bác Hồ để xin Bác cho ý kiến. Theo anh Bùi Lâm kể lại khi nghe trình bày về dự thảo Luật Tổ chức đầu tiên của Ngành, Bác Hồ rất suy nghĩ. Khi được báo cáo rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ hoạt động của ngành Kiểm sát, cuối cùng Bác đã đồng ý trên nguyên tắc, nhưng Bác nói đại ý là: Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, các chú phải có biện pháp cụ thể để thực hiện cho được chức năng, nhiệm vụ đó; Đó cũng là trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Là cơ quan Kiểm sát đi kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người khác, ngành Kiểm sát hơn ai hết phải là những người gương mẫu chấp hành pháp luật; cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Sau buổi làm việc với Bác Hồ ra về, đồng chí Bùi Lâm đã báo cáo lại với đồng chí Hoàng Quốc Việt về nội dung làm việc với Bác, mọi người rất phấn khởi. Đồng chí Hoàng Quốc Việt đã chỉ thị là phải đưa việc quán triệt thực hiện lời dạy của Bác Hồ vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Ngành. Ông kể là sau khi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 được triển khai thực hiện, có lần ông cùng với đồng chí Phạm Văn Bạch, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vào báo cáo với Bác Hồ về công tác kiểm sát và công tác xét xử; Sau khi nghe báo cáo xong, Bác Hồ đã khen: “Các chú làm việc như vậy là khá, truy tố cũng nhiều, xét xử cũng tốt, nhưng Bác mong các chú làm sao để đừng phải truy tố ai, đừng phải xử ai nhưng mà trật tự xã hội vẫn tốt”. Theo ông, chỉ một lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu như vậy thôi, mới thấy rằng tư tưởng phòng ngừa của Bác Hồ rất lớn. Chúng tôi tạm biệt ông ra về, ông ra tận cửa, cầm tay chúng tôi nói: “Tôi rất vui mừng và phấn khởi thấy Ngành ta đã trưởng thành về mọi mặt, làm được nhiều việc tốt được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, cán bộ của Ngành cũng trưởng thành về mọi mặt, nhất là về năng lực, trình độ. Nhưng có một điều tôi cứ suy nghĩ là ngành Kiểm sát nhân dân phải cùng với các ngành làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật, phải làm cho mọi người trong xã hội hiểu rằng, đừng có đụng vào pháp luật, đụng vào pháp luật là đụng vào điện cao thế đấy. Hơn lúc nào hết, đây là lúc ngành Kiểm sát nhân dân phải tạo nên khí thế mới và tinh thần làm việc mới trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Người cán bộ Kiểm sát là người chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như người chiến sỹ ngoài tiền tuyến, phải hiểu rõ nhân tình thế thái, phải có bản lĩnh, có trách nhiệm cao và có dũng khí tiến lên.
Lại Hợp Việt
Tìm kiếm