CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

20/12/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Sáng ngày 16/12, VKSNDTC đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về quan hệ phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm năm 2010 dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC. Tham dự có đồng chí Đặng Quang Phương, Phó Chánh án Thường trực TANDTC; Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an. Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ, VKSNDTC luôn chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra Bộ Công an và TANDTC thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nhằm thống nhất quan điểm, đường lối xử lý theo quy định pháp luật, đảm bảo tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục tố tụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ giải quyết án. Tại Hội nghị, các đại biểu đã phát biểu nhiều ý kiến quan trọng, thống nhất một số vấn đề như tăng cường hơn nữa quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKS trong giai đoạn điều tra vụ án. Đối với các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, án được dư luận quan tâm can có sự phối hợp chặt chẽ của chuyên viên ba ngành ngay từ giai đoạn điều tra...
Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Sáng ngày 16/12, VKSNDTC đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về quan hệ phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm năm 2010 dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC. Tham dự có đồng chí Đặng Quang Phương, Phó Chánh án Thường trực TANDTC; Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an.
Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ, VKSNDTC luôn chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra Bộ Công an và TANDTC thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nhằm thống nhất quan điểm, đường lối xử lý theo quy định pháp luật, đảm bảo tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục tố tụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ giải quyết án. Tại Hội nghị, các đại biểu đã phát biểu nhiều ý kiến quan trọng, thống nhất một số vấn đề như tăng cường hơn nữa quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKS trong giai đoạn điều tra vụ án. Đối với các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, án được dư luận quan tâm can có sự phối hợp chặt chẽ của chuyên viên ba ngành ngay từ giai đoạn điều tra. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác phân loại ngay từ giai đoạn khởi tố, các vụ án xét thấy không cần thiết phải điều tra ở cấp Trung ương cần chuyển về địa phương ngày từ giai đoạn điều tra. Có cơ chế để VKS, Tòa án địa phương thực hiện thẩm quyền công tố, xét xử được tiếp cận hồ sơ, tham gia ý kiến khi kết luận điều tra vụ án. Đối với các vụ án phức tạp, có ý kiến khác nhau có thể tham gia trong giai đoạn điều tra vụ án, khắc phục triệt để tình trạng trả hồ sơ giữa các cấp tố tụng, đặc biệt là trả hồ sơ dẫn đến phải đình chỉ vụ án.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC Hoàng Nghĩa Mai nhận định, trong thời gian qua, số lượng tội phạm có giảm nhưng quy mô và tính chất phức tạp của một số loại án có chiều hướng gia tăng, trong đó đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới tinh vi và nguy hiểm hơn. Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành nên công tác phòng chống tội phạm đã có có nhiều chuyển biến tích cực. Thời gian qua, Liên ngành luôn chú trọng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, phức tạp do Trung ương chỉ đạo,trao đổi thông tin, kiểm tra chặt chẽ thủ tục tố tụng, rà soát nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, nắm chắc tiến độ nên đã giải quyết kịp thời những vướng mắc. Ngoài việc trực tiếp giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền, Liên ngành Trung ương cần tổng kết thực tiễn, từ đó đúc rút kinh nghiệm, chỉ đạo địa phương các nôi dung liên quan đến tố tụng, chứng cứ, xác định tội danh….Phối hợp xây dựng các Thông tư liên tịch, làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn địa phương, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
H.Long
Tìm kiếm