CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Tiếp tục đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

10/03/2012
Cỡ chữ:   Tương phản

Tiếp tục đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức,
bộ máy Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
 
 
Hội nghị triển khai công tác năm 2012 Cục Điều tra
 
Để thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2012 của Viện trưởng VKSNDTC "Tiếp tục đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức, bộ máy cho Cơ quan điều tra VKSNDTC và Cơ quan điều tra VKS quân sự Trung ương nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ thu thập, quản lý và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm trong hoạt động tư pháp; nâng cao số lượng, chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, các kiến nghị về phòng ngừa vi phạm, tội phạm", Cục Điều tra VKSNDTC xác định "Tiếp tục đổi mới công tác tiếp nhận, thu thập, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền, các tội phạm về tham nhũng trong hoạt động tư pháp; nâng cao số lượng, chất lượng khởi tố điều tra, giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền; nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ". Qua đó xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị trong năm 2012 với các nhiệm vụ trọng tâm:
 
 
Phó Viện trưởng Thường trực Hoàng Nghĩa Mai trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Cục Điều tra
 
Các phòng nghiệp vụ tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, thu thập tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Để làm tốt nhiệm vụ này, ngay từ đầu năm, Lãnh đạo, Điều tra viên, cán bộ của Cục đã tích cực và có nhiều biện pháp để chủ động phát hiện, thu thập tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn được phân công; thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra. Cụ thể, trên cơ sở các thông tin về tội phạm đã tiếp nhận, thu thập; trọng tâm là các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà dư luận xã hội quan tâm, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do các cơ quan Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo VKSNDTC chỉ đạo giải quyết; các Điều tra viên tập trung nghiên cứu, phân loại, tổ chức kiểm tra xác minh. Đối với các thông tin về tội phạm chưa rõ nội dung và thẩm quyền, Cục phối hợp với VKS địa phương tổ chức xác minh làm rõ.
Để nâng cao chất lượng công tác này, Cục Điều tra đã và đang triển khai thực hiện Quy chế cơ sở và mạng lưới cộng tác viên cơ sở bảo đảm có chất lượng, hiệu quả. Tổ chức tập huấn Quy chế tiếp nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trách nhiệm phối hợp trong công tác tiếp nhận, quản lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền cho các Điều tra viên. Phối hợp với Vụ 1A sửa đổi, bổ sung Quy định về quan hệ phối hợp trong công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra, truy tố các vụ án hình sự. Phối hợp với Cục Thống kê tội phạm xây dựng chuyên đề phần mềm về quản lý thông tin vi phạm và tội phạm, tố giác tin báo về tội phạm và thụ lý, khởi tố, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền.
Trong năm, trên cơ sở kết hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, Cục Điều tra chú trọng khai thác triệt để tất cả các nguồn thông tin, trong đó tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKS các cấp và các cơ quan, tổ chức hữu quan, các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân; duy trì hộp thư tố giác tin báo tội phạm, phát triển hộp thư điện tử trên website của ngành KSND; tiếp tục nghiên cứu để xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở các cơ sở, địa bàn...; phấn đấu kết thúc giải quyết trên 80% đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền; đảm bảo quá trình xác minh tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo đúng trình tự, quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Về công tác khởi tố và thụ lý điều tra các vụ án hình sự: trong năm 2012, Cục Điều tra sẽ tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng công tác khởi tố, thụ lý và điều tra các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Với đặc thù là đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, Lãnh đạo, cán bộ, Điều tra viên Cục Điều tra VKSNDTC luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo quá trình điều tra các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, việc giải quyết các vụ án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong việc lập hồ sơ, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ điều tra do không phạm tội. Tổ chức quán triệt đến toàn thể Điều tra viên thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống mẫu biểu tố tụng hình sự trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Thực hiện tốt Quy trình tổ chức điều tra vụ án hình sự và Bản kết luận điều tra vụ án theo quy định của Cục. Đối với các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, án phức tạp, trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra vụ án tiến hành hỏi cung tổng hợp và tổ chức họp sơ kết vụ án để thống nhất đánh giá chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ hành vi phạm tội và các tình tiết, chứng cứ khác có liên quan đến vụ án. Chú trọng tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm quá trình điều tra để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các Điều tra viên.
Thông qua công tác xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra giải quyết các vụ án hình sự, Cục Điều tra đã chú trọng phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp để ban hành kiến nghị xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Tổng hợp nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nhất là vi phạm, tội phạm mang tính chất phổ biến ở ngành, lĩnh vực cụ thể để tham mưu với Lãnh đạo VKSNDTC ban hành văn bản kiến nghị xử lý và phòng ngừa. Lãnh đạo Cục đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý, đôn đốc việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị; có các biện pháp nhằm đảm bảo cho các kiến nghị của Cơ quan điều tra VKSNDTC phải được thực hiện nghiêm túc. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý các cán bộ có vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp; không để khiếu nại tố cáo kéo dài, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện Đề án đổi mới cơ quan điều tra VKSNDTC theo tinh thần cải cách tư pháp, Cục Điều tra đang tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về vị trí, vai trò công tác điều tra của VKSNDTC đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Viện, với cơ quan có thẩm quyền luật hóa thẩm quyền điều tra của VKSNDTC nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ và hoàn thiện khung pháp lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, trong đó tập trung xây dựng các chuyên đề: "Đề án thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cựu trong hoạt động tư pháp", "Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC theo yêu cầu cải cách tư pháp" và các chuyên đề nghiệp vụ khác.

Với mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng công tác điều tra của ngành Kiểm sát nhân dân, Cục Điều tra đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trong năm 2012 và phổ biến, triển khai đến từng Phòng nghiệp vụ, đến các cơ quan đại diện trực thuộc nhằm thực hiện thống nhất, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ. Lãnh đạo, cán bộ, Điều tra viên trong đơn vị cũng xác định phải tiếp tục đoàn kết, gắn việc thực hiện nhiệm vụ với học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, rèn luyện tác phong, phẩm chất, đạo đức, lối sống để hoàn tốt nhiệm vụ chính trị mà Lãnh đạo Viện và ngành Kiểm sát nhân dân giao phó.

Tìm kiếm