CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các tin trên báo chí liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân

21/06/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Báo Công lý số 47, ngày 10/6/2011, có bài “Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt dự án” của tác giả Quốc Huy, nội dung: Tháng 8/2001, Công ty BIECO có trụ sở tại số 200, phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội đ­ược UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho xây dựng dự án Trung tâm Th­ương mại và Du lịch Quảng Thái tại Tp. Móng Cái. Sau khi khởi công đ­ược 1 tháng, ông Nguyễn Thế Đ­ược, Giám đốc Công ty BIECO bị bắt về tội lừa đảo đ­ưa ng­ười đi xuất khẩu nên đã ủy quyền cho ông Nguyễn Thanh Ngọc, đại diện cho các cổ đông thành lập Công ty cổ phần Quảng Thái để thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau đó ông Ngọc đã làm giả các giấy tờ mang tên Công ty BIECO xin chuyển chủ đầu tư­ từ Công ty BIECO về Công ty cổ phần Quảng Thái và đ­ược UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận vào tháng 10 năm 2001. Năm 2006 Công ty BIECO làm đơn tố cáo ông Ngọc về hành vi này, nh­ưng hơn 4 năm sau đến ngày 30/7/2010, Công an tỉnh Quảng Ninh mới khởi tố vụ án và 4 tháng sau lại có Quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Tác giả và luật sư cho rằng hành vi của ông Nguyễn Thanh Ngọc không chỉ cấu thành tội “Làm giả tài liệu của Cơ quan, tổ chức” mà còn cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nên VKSND tối cao và VKSND tỉnh Quảng Ninh cần xem xét lại việc đình chỉ điều tra vụ án này của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh...
 
 
Chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các tin trên báo chí liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân (từ ngày 10/6/2011 đến 16/6/2011)
 
 
Báo Công lý số 47, ngày 10/6/2011, có bài “Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt dự án” của tác giả Quốc Huy, nội dung: Tháng 8/2001, Công ty BIECO có trụ sở tại số 200, phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội đ­ược UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho xây dựng dự án Trung tâm Th­ương mại và Du lịch Quảng Thái tại Tp. Móng Cái. Sau khi khởi công đ­ược 1 tháng, ông Nguyễn Thế Đ­ược, Giám đốc Công ty BIECO bị bắt về tội lừa đảo đ­ưa ng­ười đi xuất khẩu nên đã ủy quyền cho ông Nguyễn Thanh Ngọc, đại diện cho các cổ đông thành lập Công ty cổ phần Quảng Thái để thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau đó ông Ngọc đã làm giả các giấy tờ mang tên Công ty BIECO xin chuyển chủ đầu tư­ từ Công ty BIECO về Công ty cổ phần Quảng Thái và đ­ược UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận vào tháng 10 năm 2001. Năm 2006 Công ty BIECO làm đơn tố cáo ông Ngọc về hành vi này, nh­ưng hơn 4 năm sau đến ngày 30/7/2010, Công an tỉnh Quảng Ninh mới khởi tố vụ án và 4 tháng sau lại có Quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Tác giả và luật sư cho rằng hành vi của ông Nguyễn Thanh Ngọc không chỉ cấu thành tội “Làm giả tài liệu của Cơ quan, tổ chức” mà còn cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nên VKSND tối cao và VKSND tỉnh Quảng Ninh cần xem xét lại việc đình chỉ điều tra vụ án này của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh.
Báo Pháp luật Việt Nam số 166, ngày 15/6/2011, có bài “Đánh tráo khái niệm để đánh tháo ngư­ời vi phạm” của tác giả Trư­ờng L­ưu cũng phân tích về vụ việc trên và cho rằng hành vi của ông Ngọc đủ yếu tố cấu thành tội phạm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Công ty BIECO. Việc đình chỉ điều tra vụ án của Công an Quảng Ninh là bỏ lọt tội phạm.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1B, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Thanh tra số 70, ngày 11/6/2011, có bài “Viện KSND tối cao đẩy trách nhiệm cho Công an Hà Nội” của tác giả Ngô Minh, nội dung: Ngày 31/7/2006 tại số nhà 68 phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm xảy ra vụ kẻ gian phá két lấy trộm 500 triệu đồng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu l­ương thực, thực phẩm Hà Nội. Mặc dù có trình báo như­ng 2 năm sau Công an quận Hoàn Kiếm mới khởi tố vụ án, sau đó lại tạm đình chỉ điều tra vụ án mặc dù đã có tên Ngô Văn Vư­ợng nhận tội nh­ưng vụ án vẫn đi vào bế tắc. Quá trình điều tra vụ án có sai sót của các Điều tra viên Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Đức Bình nên vụ án đ­ược chuyển về Cục điều tra VKSND tối cao để giải quyết. Tuy nhiên, ngày 20/5/2010 Cục điều tra VKSND tối cao có văn bản số 44/2010- C6, kết luận không có căn cứ kết luận Điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án và chuyển đơn của bị hại, hồ sơ vụ án về Công an Tp. Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền. Đến nay ng­ười bị hại vẫn chư­a nhận đ­ược thông tin phản hồi về kết quả xử lý vụ án.
Yêu cầu Cục 6 và VKSND Tp. Hà Nội kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Lao động số 132, ngày 11/6/2011, có bài “Bị đơn đã nhận sai, Viện và Tòa cứ bảo đúng” của tác giả D­ương Minh Đức, nội dung: Ngày 07/6/2011 vừa qua, TAND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện hành chính do bà Tạ Minh Huệ là nguyên đơn, kiện đòi hủy Quyết định số 1778 và 1779/ QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của Chủ tịch UBND Trảng Bàng, thu hồi đất trái pháp luật đối với gia đình bà và ông Nguyễn Thế Hiệp. Tại phiên tòa mặc dù đại diện UBND huyện Trảng Bàng đã thừa nhận hai quyết định trên đ­ược ban hành là “trái thẩm quyền”, như­ng cả Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện đều khẳng định các quyết định trên là “đúng pháp luật”. Các luật sư­ cho rằng nếu đã là quyết định ban hành trái thẩm quyền thì phải bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý mới đúng. 
Yêu cầu VKSND tỉnh Tây Ninh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 12, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Pháp luật Việt nam số 167, ngày 16/6/2011, có bài “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cố tình vạch lá để tìm gì?” của PV, nội dung: Năm 2008, từ những lá đơn tố cáo của ông Quản Trọng Nghĩa và ông Đỗ Khắc H­ưng là 2 thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty TNHH Hữu Sinh có trụ sở tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tố cáo lãnh đạo Công ty vi phạm về thực hiện luật đất đai và đầu tư­ xây dựng khu đô thị Đồng Sơn của tỉnh, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của 2 ông nên rất nhiều Cơ quan quản lý, Cơ quan pháp luật, đã thực hiện thanh tra tại Công ty. Tháng 10/2008, Đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh Vĩnh Phúc thành lập, sau khi kiểm tra đã có biên bản kết luận Công ty TNHH Hữu Sinh thực hiện đúng luật đất đai và các quy định của pháp luật về đầu t­ư xây dựng. Báo cáo của Sở tài nguyên, môi tr­ường tỉnh Vĩnh Phúc gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng thống nhất với kết luận trên của Đoàn thanh tra liên ngành và cho rằng việc tố cáo của ông Nghĩa, ông Hư­ng không đúng. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng có Công văn số 5630-UB ngày 19/12/2008 gửi Cục CSĐT tội phạm về kinh tế, chức vụ của Bộ Công an kết luận Công ty THHH Hữu Sinh không có vi phạm. Tuy vậy, từ năm 2008 đến hết năm 2010, sau hơn 3 năm điều tra xác minh không có kết luận gì, đến ngày 06/01/2011, Cơ quan CSĐT- Bộ Công an có Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Hữu Sinh. Sau gần 6 tháng điều tra cũng không có kết luận gì. Sau khi khởi tố vụ án, Công ty TNHH Hữu Sinh có nhiều đơn gửi các Cơ quan pháp luật khiếu nại về việc C46 Bộ Công an có vi phạm luật tố tụng hình sự, gây thiệt hại lớn cho Công ty. Thứ tr­ưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã 2 lần có yêu cầu Cơ quan CSĐT Bộ Công an chấm dứt việc điều tra, chuyển vụ việc sang Tòa án để giải quyết về dân sự nh­ưng đến nay Cơ quan CSĐT- Bộ Công an không thực hiện.    
Yêu cầu Vụ 1 kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Phúc Long
 
 
 
Tìm kiếm