CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN từ ngày 18/3/2011 đến ngày 31/ 3/2011

04/04/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Báo Pháp luật Việt Nam số 77, ngày 18/3/2011, có bài: Thiếu quy định để hạn chế “Quyền lực tuyệt đối” của tác giả Bình Minh, có nội dung: Trong thời gian vừa qua có một số vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Công an cấp huyện nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an lại thực hiện điều tra là lạm quyền và VKSND tối cao vẫn thụ lý để kiểm sát điều tra, chấp nhận sự lạm quyền này. Theo luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tố tụng hình sự hiện nay, khi kiểm sát điều tra, kiểm sát viên vừa là cầu thủ lại vừa là trọng tài. Việc thực thi quyền lực của Kiểm sát viên không có ai kiểm tra, giám sát được. Đây là nguyên nhân của tình trạng lạm dụng quyền lực tố tụng và oan sai trong tố tụng hình sự. Yêu cầu Viện khoa học kiểm sát nghiên cứu vấn đề trên, làm việc với Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
từ ngày 18/3/2011 đến ngày 31/ 3/2011
 
Báo Pháp luật Việt Nam số 77, ngày 18/3/2011, có bài: Thiếu quy định để hạn chế “Quyền lực tuyệt đối” của tác giả Bình Minh, có nội dung: Trong thời gian vừa qua có một số vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Công an cấp huyện nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an lại thực hiện điều tra là lạm quyền và VKSND tối cao vẫn thụ lý để kiểm sát điều tra, chấp nhận sự lạm quyền này. Theo luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tố tụng hình sự hiện nay, khi kiểm sát điều tra, kiểm sát viên vừa là cầu thủ lại vừa là trọng tài. Việc thực thi quyền lực của Kiểm sát viên không có ai kiểm tra, giám sát được. Đây là nguyên nhân của tình trạng lạm dụng quyền lực tố tụng và oan sai trong tố tụng hình sự.
Yêu cầu Viện khoa học kiểm sát nghiên cứu vấn đề trên, làm việc với Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. 
Báo Tiền Phong số 81, ngày 22/3/2011, có bài: “Kỳ án kêu oan ở Quảng Ngãi” của tác giả Nam Cường - Nguyễn Thành. Nội dung bài viết nêu về vụ ông Võ Đình Thành ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi gây thương tích cho ông Nguyễn Văn Đức 2% nên Công an huyện Tư Nghĩa đã khởi tố, bắt tạm giam ông Thành. Gia đình ông Thành cho rằng vụ án có dấu hiệu oan sai và có nhiều uẩn khúc, vì ông Thành là người có liên quan đến nhiều vụ chống tiêu cực tại địa phương. Hiện nay Ban Dân nguyện của Quốc hội và Thanh tra Bộ Công an đã có công văn yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, giải quyết vụ việc đúng pháp luật.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 1A theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 82, ngày 23/3/2011, có bài “Thay bị hại để “bẻ ghi” sự thật” và số 83 ngày 24/3/2011 có bài “Bằng chứng của việc lạm dụng quyền lực tố tụng” của tác giả Bình Minh có nội dung: Ngày 22/3/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa lần thứ 3 để xử vụ án ông Minh Anh lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty chứng khoán Bảo Việt, nhưng mới bước vào phần thẩm vấn đó thấy rõ vụ án có dấu hiệu oan sai. Trong vụ án này còn có việc Cơ quan điều tra khởi tố sai đối với 3 cán bộ của Công ty Bảo Việt, sau đó lại thực hiện việc đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự vì các bị can đó nộp 1,5 tỷ đồng vào tài khoản của Cơ quan điều tra để “khắc phục hậu quả”. Đây là bằng chứng việc lạm quyền của Cơ quan điều tra nhưng VKSND tối cao làm ngơ, thậm chí cùng bàn bạc, cùng sai phạm với Cơ quan điều tra, làm xảy ra tình trạng “ bị hại” phải khắc phục hậu quả thay cho bị can. Vì vậy Tòa án lại phải hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung.
Yêu cầu Vụ 1 báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách khối.
Báo Công lý số 25 ngày 25/3/2011, có bài “Suýt bị bắt sau khi có quyết định tạm hoãn thi hành án” của tác giả Trần Cửu Long có nội dung: Chiều ngày 20.3.2011 hai cán bộ của phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Trà Vinh đó tiến hành bắt ông Huỳnh Hiếu Bi, nguyên Bí thư­­ huyện ủy huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh theo lệnh truy nã. Tuy nhiên, việc bắt này không thành vì ngày 11/3/2011 đó có quyết định tạm hoãn thi hành án của VKSND tối cao và quyết định này đó gửi đến Công an tỉnh, VKSND và TAND tỉnh Trà Vinh. Việc bắt người có nổ súng để thị uy này đó gây nhiều ý kiến của d­­ư luận tại địa ph­ương.
 Các báo điện tử Vnexpress ngày 25/3/2011, Công an nhân dân số 2067, ngày 25/3/2011 cũng có bài t­­ường thuật vụ bắt ng­­ười này và có ý kiến bình luận khác nhau về tính pháp lý của việc bắt giữ trên. 
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 4 theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 84, ngày 25/3/2011, có bài: “ Ẩn khuất sau những bản án “treo” của tác giả Lê Danh . Nội dung nêu về việc mấy năm qua ông Nguyễn Trung Lập, Thẩm phán TAND Quận Ba Đình, TP Hà Nội chủ tọa phiên tòa xét xử một số vụ án có nhiều bị cáo phạm các tội c­ướp, cư­ớp giật tài sản, có bị cáo có tiền sự, nhân thân xấu nh­ưng đ­ược h­ưởng án treo. Ngược lại, có bị cáo phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, hành vi phạm tội không nghiêm trọng lại bị xử án giam. Bài báo cho rằng việc xét xử và tuyên án như­ trên của Thẩm phán Lập là chư­a đúng quy định của pháp luật.
 Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kiểm tra làm rõ những tr­ường hợp cho h­ưởng án treo không đúng và báo cáo VKSND tối cao.Vụ 3 theo dõi.
Báo Thanh Tra số 37, ngày 26 /3/2011 có bài: “ Nhiều dấu hiệu chìm xuồng” của tác giả Đan Quế có nội dung: Năm 2007 Công an thành phố Hà Nội đó điều tra vụ bà Trần Thị Thu Thủy cán bộ Cục đăng kiểmViệt Nam có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 49,6 tỷ đồng của 07 cán bộ cùng công tác trong Cục. Cuối năm 2008, Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đó chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND thành phố Hà Nội, nh­ưng từ đó đến nay bà Thủy mới chỉ bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.Trong khi đó VKSND thành phố Hà Nội chư­a có quyết định giải quyết vụ án. Tác giả cho rằng VKSND thành phố Hà Nội đó vi phạm Khoản 1, Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn kiểm sát điều tra vụ án. 
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 1 theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 85, ngày 26/3/2011,có bài:“ Từ đối tác thành đối đầu ” của tác giả Trần Tố có nội dung: Vụ án tranh chấp hợp đồng vay m­ượn tài sản giữa ông Phạm Hoài Nam, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và Thương mại Tân Phát tỉnh Đăk Lăk với Công ty Cổ phần trồng rừng Tr­ường Thành có trụ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình D­ương đó đ­ược xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, các quyết định của Tòa án có nhiều tình tiết không khách quan nh­ư: Việc trừ nợ không đúng nguyên tắc, không xác định rõ, cụ thể giá trị thực tế của 1.968.000 cổ phiếu của Công ty TNHH xây dựng và Th­ương mại Tân Phát để tính toán công nợ, tuyên hủy hợp đồng khi thời hạn thực hiện hợp đồng vẫn còn… làm thiệt hại hàng tỷ đồng cho Công ty Tân Phát. Vụ án cần đ­ược xem xét lại.
 Yêu cầu Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm 2 và Vụ 12 kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách.
Báo Pháp luật Việt Nam số 87, ngày 28/3/2011, có bài: “ Oan ch­ưa rõ, sai đó sờ sờ ” của tác giả Khoa Lâm . Nội dung báo nêu: Vụ án Nguyễn Thị Thu ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc bị truy tố về tội “Cố ý hủy hoại tài sản” đó đ­ược TAND huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử vào ngày 22/3/2011 . Vụ án có dấu hiệu bị oan sai, chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn, có nhiều sai sút về tố tụng, ng­ười hủy hoại tài sản không phải là chị Thu mà là cháu Nguyễn Mai Anh, 11 tuổi, con gái chị Thu.
Báo Phụ nữ Việt nam số 36 ngày 25/3/2011 có bài “ Nhiều dấu hiệu tạo hồ sơ giả” cũng phân tích về những sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ để kết tội bị cáo Thu là chư­a có căn cứ.  
Yêu cầu VKSND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 1 theo dõi.
Báo Lao động số 70, ngày 29/3/2011, cú bài “ Vì sao hơn 03 năm Tòa không đ­ưa ra xét xử ” của tác giả Chí Hải nêu về việc: ngày 26/12/2007, TAND thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thụ lý vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Lê Văn Út là nguyên đơn với ông Đỗ Tấn Nghĩa là bị đơn. Quá trình xác minh thấy ông Nghĩa đó có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bán 3000 m2 đất của ông Út lấy 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đó hơn 3 năm như­ng TAND thành phố Phan Thiết vẫn chư­a giải quyết vụ án này nên ngư­ời dân không biết hư­ớng giải quyết vụ án ra sao?.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Thuận kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 5 theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
                                                                                         Thu Hương
                                                                                                  
    
 
 
 
 
 
 
Tìm kiếm