CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKS Quảng Ninh: Sơ kết 5 năm thực hiện Thông tư 02/2005-TTLT-ngày 10/8/2005 của Liên ngành Tư­ pháp Trung ­ương về giải quyết khiếu nại, tố cáo

08/03/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Thực hiện Thông tư Liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 cuả Liên ngành Tư pháp Trung ương “ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Hình sự về khiếu nại, tố cáo”; tổ chức sơ kết 5 năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã làm tốt công tác này thể hiện ở việc tiếp nhận, quản lý phân loại, giải quyết, đơn khiếu nại, tố cáo đúng quy trình, đảm bảo thời hạn giải quyết như luật định; không có đơn tồn đọng kéo dài, hạn chế việc khiếu nại vượt cấp; không để xảy ra điểm nóng về giải quyết đơn...
VKS Quảng Ninh: Sơ kết 5 năm thực hin
Thông tư 02/2005-TTLT-ngày 10/8/2005 ca
Liên ngành ­ pháp Trung ­ương về giải quyết khiếu nại, tố cáo
                          
Thực hiện Thông tư Liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 cuả Liên ngành Tư pháp Trung ương “ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Hình sự về khiếu nại, tố cáo”; tổ chức sơ kết 5 năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã làm tốt công tác này thể hiện ở việc tiếp nhận, quản lý phân loại, giải quyết, đơn khiếu nại, tố cáo đúng quy trình, đảm bảo thời hạn giải quyết như luật định; không có đơn tồn đọng kéo dài, hạn chế việc khiếu nại vượt cấp; không để xảy ra điểm nóng về giải quyết đơn.
Trong năm 5 Viện kiểm sát hai cấp đã nhận 3.748 đơn.Cụ thể: đơn khiếu nại:792, đơn tố cáo: 67, đơn tố giác tội phạm: 577, đơn đề nghị, kiến nghị phản ánh: 2312. Trong đó đơn thuộc quyền:1095 (cấp tỉnh 842, cấp huyện: 253). Đã giải quyết:1095 đơn(100%). Đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát 982 đơn, Viện kiểm sát đã chuyển đến cơ quan điều tra 100%.
*Nhận và giải quyết đơn khiếu nại:
 Viện kiểm sát nhân dân Quảng Ninh đã nhận và giải quyết: 792 đơn (trong đó đơn thuộc quyền giải quyết của Viện kiểm sát 306 đơn; Viện kiểm sát đã giải quyết 100%). Đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát được giao cho các ngành giải quyết 615 đơn. Việc giải quyết của Viện kiểm sát và các ngành đảm bảo đúng luật định. Khi giải quyết các ngành đều thông báo kết quả cho Viện kiểm sát để theo dõi, quản lý.
Thông tư Liên tịch số 02 sau khi ban hành đã tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực Tố tụng hình sự, đồng thời cũng tạo nên sự nhận thức thống nhất của các ngành trong việc xác định thẩm quyền, trình tự, phương pháp, thủ tục giải quyết. Thông tư cũng quy định chặt chẽ hơn trong việc phối hợp giữa các ngành trong quá trình giải quyết đơn, chế độ thông tin, báo cáo giữa các ngành, và Liên ngành Trung ương.
Mặc dù vậy, Thông tư 02 vẫn còn một số tồn tại khi áp dụng vào thực tế như: chỉ quy định cho Viện kiểm sát khi tiến hành kiểm sát trực tiếp đối với cơ quan Tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, khi phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm, và yêu cầu cung cấp tài liệu vi phạm cho Viện kiểm sát, mới được ra Quyết định kiểm sát trực tiếp… Quy định như vậy sẽ khó khăn cho Viện kiểm sát khi kiểm sát trực tiếp, theo kế hoạch, định kỳ hay đột xuất.
Đối với loại đơn đề nghị khác có liên quan đến hoạt động Tố tụng hình sự nhưng Thông tư đã không đề cập đến, các cơ quan Tư pháp không thống nhất trong việc giải quyết loại đơn này. Vì vậy Viện kiểm sát không thể theo dõi, quản lý báo cáo đầy đủ để Liên ngành nắm được. Liên ngành Trung ương chưa thống nhất được mẫu sổ thụ lý theo dõi, mẫu văn bản phân loại giải quyết đơn, quyết định giải quyết trả lời công dân, mẫu thống kê liên ngành, dẫn đến kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan điều tra bằng văn bản mà không bằng quyết định.
Thông tư 02 chưa quy định rõ quy trình giải quyết thế nào, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết ra sao, căn cứ áp dụng…bởi lẽ thực tiễn các đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết, nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục gửi đơn, nhiều nơi, kéo dài hằng tháng, hằng năm..
Nguyên nhân có tình trạng trên là do pháp luật về giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo chưa đồng bộ, chưa quy định chi tiết về các loại đơn như: tố cáo, tố giác, khiếu nại, đề nghị, kiến nghị, phản ánh… dẫn đến việc phân loại, giải quyết chưa có sự thống nhất giữa các ngành Tư pháp.
Mặt khác trình độ pháp luật của người đi khiếu nại hạn chế nên khiếu nại không đầy đủ, kéo dài, nhiều ngành, vượt cấp …
Bên cạnh đó, trình độ năng lực làm việc của một số người làm công tác này còn hạn chế, chưa giải thích, giải quyết thấu đáo triệt để, dẫn đến người khiếu nại chưa hiểu hết, kéo dài việc khiếu lên cấp trên.
5 năm Viện kiểm sát nhận 67 đơn tố cáo, thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành: 4. Đã giải quyết 4(100%). Còn lại đã chuyển các ngành. Các ngành đã giải quyết và báo lại kết qủa cho Viện kiểm sát 63/63 đơn(100%). Đơn tập trung vào lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng, về một số hành vi của những người tham gia tố tụng thiếu khách quan trong điều tra, xét xử, thi hành án. Đơn trên được giải quyết kịp thời triệt để trả lời cho người tố cáo đúng quy định.
Viện kiểm sát đã lập hồ sơ giải quyết, theo dõi kết quả giải quyết 100% đơn thuộc thẩm quyền ngành giải quyết và đơn có trách nhiệm kiểm sát.
Tiến hành 18 cuộc kiểm sát trực tiếp. Đã ban hành 18 kết luận kiến nghị các vi phạm được các đơn vị này chấp nhận và khắc phục vi phạm.
Ra yêu cầu tự kiểm tra đối với Tòa án nhân tỉnh và Trại giam Công an tỉnh về việc tiếp nhận và giải quyết đơn. Ra 3 văn bản yêu cầu tự kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết đơn với Trại giam – Công an tỉnh, Tòa án Cẩm Phả, Tòa án Hạ Long. Ban hành 3 Kiến nghị với Tòa án hai cấp. Ban hành 2 văn bản kiến nghị với cơ quan Điều tra về thời hạn giải quyết đơn, được các ngành chấp nhận, khắc phục sửa chữa.
*Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và kiểm sát giải quyết khiếu nại
Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hình sự.Trước hết phải tổ chức việc nhận, phân loại, giải quyết đơn thuộc thẩm quyền. Nắm chắc số đơn thuộc trách nhiệm ngành, đã chuyển cho ngành khác, không để xảy ra tình trạng đơn giải quyết không đúng thẩm quyền gây bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường học tập, mở hội nghị tập huấn, kiểm tra hướng dẫn nâng cao trình độ năng lực người ở mỗi cấp làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phát hiện các vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác này, ban hành kiến nghị đối với các cơ quan có vi phạm, rút kinh nghiệm có biện pháp khắc phục .
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt các Quy chế liên ngành đã ký, đối chiếu số liệu, trao đổi, báo cáo số liệu thường xuyên.
Viện kiểm sát nên thực hiện khoản 2 Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự mới thực hiện được việc kiểm sát trực tiếp tại các cơ quan Tư pháp.
Liên ngành Tư pháp Trung ương sớm ban hành mẫu biểu về sổ, văn bản giải quyết..về khiếu nại, tố cáo.
Tranh thủ sự ủng hộ của cấp Ủy địa phương về hoạt động của ngành trên cơ sở Nghị quyết 49/NQ, Nghị quyết 08/NQ của Bộ chính trị về đẩy mạnh cải cách tư pháp, và Chỉ thị 09 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về một số biện pháp cấp bách trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân để nâng cao hiểu biết pháp luật, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp...
Thái Hưng
Tìm kiếm