CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP CỦA NGÀNH KIỂM SÁT TỈNH LẠNG SƠN

13/09/2013
Cỡ chữ:   Tương phản
Hơn 8 năm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát, thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, ngành Kiểm sát tỉnh Lạng Sơn đạt những kết quả tích cực, góp phần hiệu quả vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn và phát triển xã hội của tỉnh, cụ thể...

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP CỦA NGÀNH KIỂM SÁT TỈNH LẠNG SƠN

 
 

VKSND tỉnh Lạng Sơn kiểm tra về thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp

Hơn 8 năm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát, thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, ngành Kiểm sát tỉnh Lạng Sơn đạt những kết quả tích cực, góp phần hiệu quả vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn và phát triển xã hội của tỉnh, cụ thể:

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự: Viện kiểm sát hai cấp thực hiện có hiệu quả chủ trương " Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra" và “ Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa". Chủ động phối hợp liên ngành trong công tác nắm, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, quản lý chặt chẽ thông tin về tình hình tội phạm. Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên trong việc phê chuẩn các quyết định tố tụng; tích cực, chủ động bám sát quá trình điều tra, đôn đốc, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Chất lượng, hiệu quả công tác này được nâng lên: tỷ lệ giải quyết án 92,38%, số người bắt, tạm giữ bị xử lý về hình sự đạt 98,8 %,; tỷ lệ truy tố đạt 98,58%; hạn chế đình chỉ do không có hành vi phạm tội.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Viện kiểm sát hai cấp có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, trong đó trọng tâm là nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Cùng Tòa án tổ chức 45 phiên tòa rút kinh nghiệm; tham gia 5.129 phiên tòa sơ thẩm, 615 phiên tòa phúc thẩm; 8 phiên tòa giám đốc thẩm. Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên qua từng năm được nâng lên: Kiểm sát viên nắm chắc chứng cứ của vụ án, chuẩn bị đề cương xét hỏi, luận tội, đề cương tranh luận tại phiên tòa, chủ động tham gia thẩm vấn, tranh luận… Kiểm sát chặt chẽ việc xét xử tại phiên tòa; tăng cường công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, phát hiện vi phạm; ban hành 10 kiến nghị trong hoạt động điều tra, 15 kiến nghị trong hoạt động xét xử hình sự, 51 kháng nghị phúc thẩm, 6 kháng nghị giám đốc thẩm. Các kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát được chấp nhận đạt tỷ lệ cao.

Trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự: duy trì kiểm sát định kỳ hoặc đột xuất các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; kịp thời phát hiện những vi phạm trong công tác quản lý và việc chấp hành chế độ đối với người bị bắt, tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù để kiến nghị. Kiểm sát trực tiếp Nhà tạm giữ, Trại tạm giam 284 lần, ban hành 284 kiến nghị. Chú trọng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, ban hành 53 kiến nghị với chính quyền xã, phường, thị trấn. Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác xét, giảm án, đặc xá.

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật: tích cực, chủ động tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm. Chú trọng kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, phát hiện vi phạm; ban hành 86 kháng nghị, 116 kiến nghị; chất lượng kháng nghị, kiến nghị được nâng cao và được Tòa án chấp nhận.

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: Kiểm sát chặt chẽ việc chuyển giao bản án, các quyết định của Tòa án và việc ra quyết định thi hành hành án, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án. Xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành giữa Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh trong công tác thi hành án dân sự. Đã kiểm sát trực tiếp 42 lượt Cơ quan thi hành án dân sự, yêu cầu 2 đơn vị tự kiểm tra; ban hành 13 kháng nghị, 32 kiến nghị, 11 yêu cầu khắc phục vi phạm.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp của các cơ quan tư pháp, đã sắp xếp cán bộ, bố trí nơi tiếp công dân. Chú trọng giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo về tư pháp của các cơ quan tư pháp. Kiểm sát trực tiếp tại 15 lượt, yêu cầu 39 lượt cơ quan tư pháp tự kiểm tra và báo cáo kết quả cho Viện Kiểm sát; ban hành 20 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm.

Trong công tác xây dựng ngành đã được hoàn thiện về tổ chức bộ máy: 11 phòng nghiệp vụ với 188 biên chế, 112 Kiểm sát viên (46 KSV Trung cấp, 66 KSV Sơ cấp). Đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm"; tổ chức hội thi Kiểm sát viên giỏi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên trong sạch, vững mạnh, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng trụ sở VKS huyện Bắc Sơn; đầu tư cải tạo chống xuống cấp VKS huyện Văn Quan, Hữu Lũng, Bình Gia, Đình Lập, Chi Lăng, Lộc Bình, Cao Lộc; 9/11 đơn vị cấp huyện được trang bị xe ô tô; 11/11 đơn vị được trang bị xe máy công; hệ thống máy tính, máy photocopy, máy scanner được trang bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và triển khai phần mềm quản lý văn bản điện tử phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Kim Thoa
 
Tìm kiếm