CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Tường thuật trực tuyến Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 (phần 1)

08/01/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Thưa quý vị, các đồng chí và các bạn! Trong không khí tưng bừng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đón chào Năm mới 2012 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cổ truyền Nhâm Thìn, hướng tới Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2012), đúng 8h sáng nay, ngày 08/01/2012, Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội).
Tường thuật trực tuyến Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 (phần 1)
 
Thưa quý vị, các đồng chí và các bạn!
Trong không khí tưng bừng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đón chào Năm mới 2012 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cổ truyền Nhâm Thìn, hướng tới Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2012), đúng 8h sáng nay, ngày 08/01/2012, Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội).
 
Toàn cảnh hội nghị
 

Hội nghị vinh dự được đón đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tới dự và phát biểu chỉ đạo. 

Tới dự Hội nghị còn có các vị đại biểu khách quý: Đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và đại diện Lãnh đạo một số Bộ, Ban, Ngành Trung ương.

Đặc biệt, tới tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 có các đồng chí Bí thư, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại biểu dự hội nghị
 

Đại biểu của ngành Kiểm sát nhân dân tham dự Hội nghị gồm có: Các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đồng chí Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Trưởng phòng của các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, các đồng chí Viện trưởng, Chánh Văn phòng VKSND các tỉnh, thành phố và VKSQS cấp quân khu.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng VKSNDTC và các đồng chí Phó Viện trưởng VKSNDTC: Hoàng Nghĩa Mai, Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể dự và chủ trì Hội nghị.

 
 Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị; vinh dự được đón các đồng chí đại biểu đại diện Lãnh đạo các Bộ, Ban Ngành ở Trung ương tới dự hội nghị; và đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Nước, Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trân trọng kính mời và lần đầu tiên được vinh dự đón tiếp các đồng chí đại diện Lãnh đạo Thành ủy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sự hiện diện của các đồng chí tại Hội nghị thể hiện sự quan tâm, động viên của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và chính quyền địa phương đối với ngành Kiểm sát nhân dân. 

Về nội dung, chương trình Hội nghị, đồng chí Viện trưởng nêu rõ: Hội nghị sẽ nghe và thảo luận về báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2011; dự thảo Chỉ thị công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012; nghe tham luận của một số đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương về các lĩnh vực công tác kiểm sát cần tập tập trung quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới; tổng kết công tác thi đua, khen thưởng các đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong năm 2011. Hội nghị cũng thực hiện một số nội dung quan trọng đối với công tác xây dựng Ngành. Bao gồm: Ký kết Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Văn phòng Chủ tịch nước; lấy phiếu tín nhiệm kiện toàn Ban lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tham gia góp ý kiến với dự kiến đổi mới trang phục Ngành; ghi nhận và tôn vinh đối với cống hiến cuả các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương đã nghỉ hưu hoặc chuyển Ngành trong năm 2012. Và theo chương trình làm việc, VKSNDTC sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của ngành Kiểm sát.

Với khối lượng công việc lớn và nội dung quan trọng như trên, đồng chí Viện trưởng yêu cầu Hội nghị phải được tổ chức khoa học, nghiêm túc và trí tuệ; đề nghị toàn thể các đồng chí đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, thảo luận súc tích, có trọng tâm, trọng điểm để làm rõ thêm những thành tựu nổi bật; phân tích cụ thể những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, công tác thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, công tác xây dựng Ngành; đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 và những năm tiếp theo, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cho từng cấp, từng đơn vị trong ngành; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng, và Nhà nước đối với ngành Kiểm sát  nhân dân.

 
 Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC Hoàng Nghĩa Mai trình bày báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2011 và dự thảo Chỉ thị công tác năm 2012
Tiếp đó, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC trình bày Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát năm 2011 của ngành Kiểm sát nhân dân và dự thảo Chỉ thị công tác năm 2012 của ngành.
 
Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 của ngành Kiểm sát nhân dân nêu rõ: Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, Nghị quyết của Quốc hội về những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, tăng cường trách nhiệm đối với hoạt động điều tra; nâng cao chất lượng xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa; đổi mới công tác điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát. Thực hiện hiệu quả quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; mở rộng hợp tác quốc tế; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc rèn luyện 5 đức tính của người cán bộ Kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Tập trung thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các đề án về cải cách tư pháp; đảm bảo các điều kiện về trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác.

Để thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về cải cách tư pháp, Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp của ngành Kiểm sát năm 2011. Đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để toàn Ngành thống nhất nhận thức và hành động thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách tư pháp; tổ chức sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, qua đó đánh giá những kết quả tích cực đã đạt được, những hạn chế thiếu sót để báo cáo Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Triển khai tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 trong ngành Kiểm sát nhân dân, trên cơ những chủ trương, quan điểm của Đảng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập trung nghiên cứu, xây dựng các đề án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp”; triển khai, nghiên cứu các đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị"... Các đề án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì xây dựng đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, quán triệt các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp.

Viện kiểm sát các cấp tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khảo sát, nghiên cứu đề xuất biện pháp thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở tổng hợp kết quả khảo sát, đề xuất thành lập Viện kiểm sát cấp cao, Viện kiểm sát khu vực của toàn Ngành, VKSNDTC đang từng bước thực hiện Đề án thành lập VKS bốn cấp theo Kết luận của Bộ Chính trị, đảm bảo tiến độ.                                                                                                                       

Công tác xây dựng ngành được chú trọng, tập trung chỉ đạo, thực hiện; VKSNDTC đã tổ chức Hội nghị “Cán bộ ngành Kiểm sát năm 2011” nhằm quán triệt đến đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong Ngành những chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát trong giai đoạn mới; khẩn trương ban hành các chỉ thị về việc triển khai thi hành Luật thi hành án hình sự, Luật tố tụng hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện. Viện kiểm sát các cấp tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế trong các lĩnh vực công tác, theo hướng nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. Quan tâm nghiên cứu, nâng cao chất lượng các đề tài khoa học, chuyên đề nghiệp vụ; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; hướng dẫn, chỉ đạo và giải quyết kịp thời những vướng mắc của Viện kiểm sát cấp dưới trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ động phối hợp với Bộ Công an và Liên đoàn Luật sư Việt Nam xây dựng các quy chế phối hợp nhằm tăng cường quan hệ phối hợp trong công tác, tạo điều kiện hỗ trợ nhau giải quyết tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao triển khai, thực hiện nhiều biện pháp chỉ đạo tăng cường kỷ cương, kỷ luật nghiệp vụ; thường xuyên đôn đốc, yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chấp hành nghiêm quy chế nghiệp vụ, quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác và các quy định liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác, như: phần mềm quản lý án hình sự, phần mềm quản lý nhân sự.... Nghiên cứu, sửa đổi thống nhất hệ thống biểu mẫu thống kê nghiệp vụ, thống kê liên ngành góp phần thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Về định hướng, trọng tâm công tác năm 2012, theo dự thảo Chỉ thị công tác, ngành Kiểm sát nhân dân xác định, là năm hoạt động: “Đổi mới, Chất lượng, Kỷ cương, hướng về cơ sở”. Toàn Ngành tập trung thực hiện tốt mục tiêu tổng quát: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát; thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự, các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, kiểm sát thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Ngành trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng, đề cao kỷ luật, kỷ cương, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thiết thực góp phần cùng toàn đảng, toàn dân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân trong việc tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng Hiến pháp (sửa đổ, bổ sung), các đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, đặc biệt là Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các đề án về cải cách tư pháp.

Sau phần trình bày Báo cáo tổng kết năm 2011 và dự thảo Chỉ thị công tác năm 2012 của đồng chí Phó Viện trưởng thường trực; Hội nghị bắt đầu chương trình phát biểu tham luận. 

 

Mở đầu là ý kiến tham luận của đồng chí Hoàng Trọng Khảm, Viện trưởng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề "Vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đối với VKSND tỉnh và hoạt động kiểm sát phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương".
Theo đồng chí Hoàng Trọng Khảm, Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nhận được sự theo dõi, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
thông qua chỉ đạo, định hướng kế hoạch công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương; thông qua việc chỉ đạo phối hợp giải quyết các vụ án nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm, những vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị; công tác quy hoạch cán bộ… Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành tiến hành sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối của Đảng; đồng thời luôn bám sát chủ trương của Đảng để tổ chức quán triệt, vận dụng, ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn để chỉ đạo hoạt động đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Nghị quyết, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc tăng cường chỉ đạo, tổ chức hội nghị quán triệt, đề ra Kế hoạch thực hiện, tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm và đề ra giải pháp cho những năm tiếp theo, tổng kết 5 năm thực hiện…Tỉnh ủy luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng, chỉ đạo công tác quy hoạch, bố trí cán bộ; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 37-CT/TW của Bộ chính trị về việc cơ cấu lãnh đạo Viện KSND tỉnh tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015 nhằm đảm bảo vai trò của cơ quan tư pháp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Thường trực Tỉnh ủy thường kỳ làm việc trực tiếp với Viện KSND và các cơ quan nội chính để nghe báo cáo kết quả công tác, những kiến nghị, đề xuất và kịp thời cho ý kiến định hướng về công tác cải cách tư pháp, giúp nâng cao nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và cơ chế lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tôn trọng quan điểm chỉ đạo, định hướng của cấp ủy Đảng và coi đó là điều kiện thuận lợi trong hoạt động nghiệp vụ của mỗi ngành, nhất là trong công tác điều tra, xử lý tội phạm, những vụ việc có liên quan đến cán bộ, đảng viên, chức sắc tôn giáo…

 

Để thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của VKS, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, của Tỉnh ủy, của BCS Đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong ngành bằng chương trình hành động và kế hoạch cụ thể hàng năm; chú trọng thực hiện tốt công tác quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là chủ trương về VKSND, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thực sự hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND, nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ thiết thực cho sự phát triển địa phương theo đúng đương lối của Đảng. Hàng năm, dựa trên Chỉ thị của VKSND tối cao và bám sát Nghị quyết của Tỉnh ủy về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, VKSND Thừa Thiên Huế xây dựng Kế hoạch công tác, Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng báo cáo Thường trực Tỉnh ủy; định kỳ 6 tháng, 1 năm đều có báo cáo tình hình công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Các cuộc họp liên ngành quan trọng bàn giải quyết án, ký kết, sơ kết việc thực hiện các quy chế, quy định phối hợp do VKS chủ trì đều có đại diện Tỉnh uỷ tham dự và chỉ đạo.

 
 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Tới tham dự Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng đã phát biểu ý kiến, đề cập một số nội dung như: Giới thiệu khái quát về tình hình, định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng trong thời gian tới; đánh giá những kết quả và sự đóng góp của các ngành tư pháp nói chung và của VKSND thành phố Hải Phòng nói riêng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định để thành phố phát triển... Đồng chí Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng đề cập và trao đổi ý kiến về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, nhất là về tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát bốn cấp trong thời gian tới sao cho hợp lý để phát huy được hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tư pháp....
 
 
Sau giờ giải lao, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, đã diễn ra Lễ ký Quy chế phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch Nước và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Ngô Việt Trung và Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình đã ký kết Quy chế với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ngành và các đồng chí Lãnh đạo VKSNDTC.
 

 

 

 
 Đồng chí Hoàng Trọng Khảm, Viện trưởng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày tham luận
 
 
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Ngô Việt Trung và Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình ký Quy chế
 
 
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng hoa chúc mừng
 
Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiệt liệt chào mừng và chúc sức khoẻ các đồng chí đại biểu tham dự Hội nghị; Chủ tịch gửi tới các đồng chí cán bộ lão thành trong Ngành, cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: "Năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt những thành tích to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong đó có nhiều vụ án lớn, phức tạp, được dư luận nhân dân quan tâm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Viện kiểm sát các cấp đã có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm; phê chuẩn việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam được tiến hành chặt chẽ, đúng pháp luật. Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Đề ra và thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại các phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ, công khai, tạo cơ sở để Toà án ra các bản án, quyết định có căn cứ, đúng pháp luật.

Ngành Kiểm sát nhân dân đã đề cao trách nhiệm, chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp để tăng chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp. Qua kiểm sát, đã ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bảo đảm các hoạt động này tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát ngày càng nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo sự tin tưởng của Đảng, Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị đối với ngành Kiểm sát nhân dân..."

Về định hướng nhiệm vụ, trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ rõ: "Năm 2012 là năm thứ hai toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011 – 2015) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011 – 2020). Đối với ngành Kiểm sát nhân dân, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp theo lộ trình của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp, ngành Kiểm sát phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa về mọi mặt, trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:


 
Đề nghị quý vị, các đồng chí và các bạn bấm phím F5 trên máy tính của mình để liên tục cập nhật...
 
Một số hình ảnh về hội nghị (mới cập nhật)
Hội nghị vinh dự được đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới dự
 
 
Đại biểu dự hội nghị
 
 
(Như Nguyễn và nhóm phóng viên Kiểm sát Online và Trang tin điện tử VKSNDTC tường thuật trực tuyến từ Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội)
Tìm kiếm