CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

21/03/2019
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 08/3/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ(sau đây gọi là các Bộ).Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22/4/2019.

Ngày 08/3/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đi ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ(sau đây gọi là các Bộ).Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22/4/2019.

Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh của Bộ

Thông tin quảng bá hình ảnh của Bộ được cung cấp qua các phương thức sau đây:Hoạt động đối ngoại của Bộ; Cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của Bộ; xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; sản phẩm báo chí của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước; sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông nước ngoài; sản phẩm truyền thông phổ biến qua mạng internet; các hoạt động tiếp xúc, hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài; các hoạt động truyền thông của các sự kiện lớn tổ chức trong và ngoài nước; các phương thức hoạt động thông tin đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.

Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ

Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Bộ.Khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao hoặc khi nhận được đề nghị bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để phối hợp trong công tác quản lý và triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

Tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận giải thích, làm rõ gồm các nội dung chính sau:Nội dung thông tin sai lệch và cập nhật tình hình từ sau khi có thông tin sai lệch đến thời điểm giải thích, làm rõ; tác động của thông tin sai lệch đến uy tín, hình ảnh của Bộ, của đất nước; bản chất của sự việc, hiện tượng bị đưa thông tin sai lệch; căn cứ pháp lý trong nước và quốc tế, kinh nghiệm, tiền lệ xử lý liên quan đến thông tin sai lệch; đề xuất nội dung tuyên truyền trên báo chí và định hướng dư luận.

Các Bộ chủ động triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Bộ thông qua các hình thức sau đây:

- Ban hành Thông cáo báo chí giải thích, làm rõ thông tin sai lệch; người phát ngôn của Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

- Cử đại diện lãnh đạo hoặc người phát ngôn tham dự giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hằng tháng về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại do Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức để cung cấp thông tin giải thích, làm rõ cho các cơ quan báo chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu;

- Đăng tải thông tin giải thích, làm rõ trên cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn; các sản phẩm truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí và các phương tiện khác, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

- Cung cấp thông tin để các cơ quan thông tấn, báo chí giải thích, làm rõ đấu tranh với các thông tin sai lệch.

Tối đa không quá bảy (07) ngày sau khi nhận được thông báo từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Thông tin có nội dung bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Tuyên truyền về các sự kiện tổ chức tại nước ngoài

Kế hoạch tuyên truyền về sự kiện tổ chức ở nước ngoài gồm các nội dung chính:Thời gian, địa điểm, quy mô, đối tượng tham dự, cấp trưởng đoàn; mục đích và nội dung hoạt động; nội dung phát biểu của Trưởng đoàn, nội dung các văn kiện và thỏa thuận hợp tác (nếu có); thông cáo báo chí; yêu cầu và mức độ về thông tin tuyên truyền; trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan báo chí liên quan; các điều kiện đảm bảo.

Chậm nhất mười lăm (15) ngày trước khi tổ chức sự kiện, Bộ chủ trì sự kiện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao về kế hoạch tuyên truyền đã được phê duyệt và đề xuất nhu cầu phối hợp tuyên truyền đối ngoại để thống nhất triển khai thực hiện.

Chậm nhất mười lăm (15) ngày sau khi kết thúc sự kiện ở nước ngoài, Bộ chủ trì có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động gửi Bộ Ngoại giao, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, để làm cơ sở tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với hoạt động tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức và hiệu quả đạt được của các hoạt động Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài.

Xem toàn văn Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT tại đây.

Thanh Hằng

(Giới thiệu)

                                                  

Tìm kiếm